NƯỚC TÔI DÂN TÔI 2008

Một xã hội thiếu tính nhân văn
2008
4-1
--Nghe loa phường : phải hơi điên, người ta mới ngồi nghe, và ngồi đọc để phát ra cái tiếng ra rả này.Người Việt với âm thanh lạ lắm, tôi nhớ một cậu chở cái cần cân, qua cầu Long Biên mà cũng cứ mở loa .

Ng Văn Thành hỏi tôi về công chúng, tôi bảo cái chính là con người ngày nay pha tạp, xã hội không hình thành nổi elit

Hai phóng sự dự thi cuộc thi truyền hình : một là chuyện ở Hà Nam có những nơi, người ta niêm yết nhận mua lợn đã chết để quay bán
Hai là ở Vĩnh Long, xe cứu thương được dùng để chở rác, khi có người cần chuyển đi gấp lại lôi rác ra khỏi xe nhường cho người

17-1
Tối qua 16-1-08 có tin hai quận Hoàng Mai và Thanh Xuân, tất cả dân phải uống vắc xin trừ tả
15-1 thì truyền hình đưa cảnh sỡ bỏ những cơ sở kinh doanh trong vườn thú Thủ Lệ

Hôm 15-1, một người nhắc lại năm 1998, HN đã có kế hoạch làm xe điện ngầm, tới 2006 đã có 4 tuyến quan trọng, từ đó đến nay đâu giải tỏa một đường không xong

Bọn ăn cướp phá rừng ngay chân đèo Hải Vân. Dan không dám nhận trông cho nhà nước nữa vì bọn gọi là lâm tặc đó đọa nếu đi báo, họ sẽ giết

Một tờ NTNN năm ngoái : nông thôn cần đầu tư gấp ba

Một phóng viên TTVH kể với tôi : quê em Diễn Châu
Dân không có tàu thuyền ra xa, biển toàn tàu Trung quốc
Có những cơ sở chế biến thuốc phiện lậu, ngụy trang làm trại vịt giữa đồng
18-1
EU lo về người Việt nhập cư bất hợp pháp. Điều họ cảnh cáo : sẽ không có cơ hội làm ăn đâu , vì tay nghề quá thấp

Một người nước ngoài thuộc quỹ thương vong chấu Á lên TV hướng dẫn sử dụng mũ bảo hiểm

Tôi nhớ một người nước ngoài giơ tay ngăn một người Việt đi xe máy đừng len vào đoàn xích lô đang nối đuôi nhau . một người khác nhăn mặt vì tiếng còi xe máy
Phát biểu của Nguyễn VânNam
Báo Tuổi trẻ 10-5-08

Cái gì sẽ diễn ra ở VN trong năm, mười năm nữa?
- Ông bật dậy: Chúng ta có ba giấc mơ kinh khủng! Đầu tiên là môi trường sẽ bị hủy hoại khủng khiếp và không thể nào khôi phục được nữa. Tiếp đó, mươi năm nữa, coi chừng xã hội VN sẽ không còn là VN. Đấy là nguy cơ lớn bởi tầng lớp trung lưu (tầng lớp có thể sống độc lập trong xã hội bằng khả năng của mình mà không phụ thuộc vào Chính phủ hay Nhà nước) không có. Và không có họ tức là không xây dựng được một xã hội dân sự văn minh.
Đây là tầng lớp rường cột của một xã hội dân sự, nhưng ở VN hiện nay họ đang có xu hướng chuyển sang hưởng thụ cuộc sống ở các quốc gia có chế độ an sinh xã hội cao hơn (như Singapore, châu Âu...) và chỉ coi VN như một nơi để kiếm tiền. Tốc độ toàn cầu hóa càng nhanh, tầng lớp này càng có cơ hội tìm thấy sự thăng tiến của mình trong những môi trường thích hợp ở nước ngoài. Trong toàn cầu hóa, một xã hội dân sự văn minh mới có điều kiện bảo vệ và phát huy những giá trị mang đặc trưng dân tộc. Tôi luôn bị ám ảnh bởi nỗi sợ hãi rằng trong mươi năm nữa, người Việt không còn một tí đặc trưng nào của mình trong thế giới toàn cầu hóa này...”.
* Còn giấc mơ thứ ba của tiến sĩ?
- Ông cười: “Người nông dân sẽ rơi vào khó khăn không tưởng được. Sự chênh lệch nhanh giữa nông thôn và thành thị, giữa cả những người nông dân với nhau. Ở nông thôn, người có vốn và quan hệ sẽ chênh lệch dữ dội với người không vốn và không quan hệ, mà từ đây sẽ nảy sinh mâu thuẫn khủng khiếp. Tôi không hề thấy những chính sách nhà nước nào nhằm giải quyết sự chênh lệch này. Một trong những điều Nhà nước có thể làm được (trong khi không ngăn được sự chênh lệch kinh tế) là phải làm cho lòng khoan dung, độ lượng rộng hơn trong xã hội. Bằng cách nào? Phải bắt tay ngay vào việc cải tổ hệ thống giáo dục.
Chỉ có giáo dục mới làm cho người ta hiểu biết và khoan dung hơn đối với sự đổi thay, chênh lệch trong xã hội. Hãy tạo cho mỗi người một sự công bằng về cơ hội bước vào đời bằng giáo dục. Đồng tiền kiếm được là bằng khả năng thật sự của mỗi người được giáo dục tốt chứ không phải kiếm bằng những lý do khuất tất. Đó là con đường mà những nền văn minh đã đi...”.
* C nước và Đảng cầm quyền - nhưng VN còn có rất ít thời gian đương đầu cùng toàn cầu hóa...âu hỏi cũ dành cho ông: Nói thế nào, nếu lại đưa lý do: Nước nghèo, tiền đâu cải tổ giáo dục?
- Ông nổi giận: “Đó chính là bản lĩnh lựa chọn của Chính phủ. Cái nào cần đầu tư cho công cuộc trăm năm, đã biết thì sao lại không làm? Nếu không lựa chọn, anh sẽ tiếp tục bị ép giữa hai nguy cơ lớn: sự chênh lệch càng lớn sự khoan dung ngày càng teo lại, khủng hoảng sẽ xảy ra”. Ông nhỏ giọng, kết thúc: “Bây giờ Chính phủ đang có một cơ hội rất lớn: người dân vẫn còn tin tưởng vào Nhà nước
30-1
-- Tết -- Thị trường hoa HN đầy hoa T Q ( VNN)
Ngày nào cũng thấy có tin bắt được người chở hàng lậu từ TQ về.
Nhìn cảnh tượng người ta thấy như chiến trường hồi chống Pháp, một bên “ các cơ quan chức năng “ đi càn, bên kia dùng du kích chống trả. Cơ quan chức năng bao giờ cũng than phiền là không cách gì kiểm soát được tình hình. Và người xem bao giờ cũng nghĩ họ đã “ làm luật “ với nhau, trình diễn một chút cho vui.

-- Bình kể lên Ba bể “ du lịch’, một hai ngày là chán. Còn mấy sinh viên Mỹ ở đấy đến mấy tháng.Tôi nghĩ chính sức chịu đựng của chúng ta rất kém , ngay mảnh đất dưới chân ta , ta cũng không chịu nổi.

-- Nếu bắt xe chở đúng người thì dân về quê ăn tết sẽ nằm đường (báo SG tiếp thị)
Kết luận rút ra trên đất này, cái ác luôn luôn có lý của nó

7-2
Mồng hai tết-- hiểu thêm về tết : những ngày cái gì cũng dang dở. Ăn không thành bữa, chẳng cái gì thấy ngon ; không câu chuyện nào trọn vẹn .Một dịp chứng tỏ
-- con người ta phụ thuộc hoàn cảnh đến như thế nào
-- chúng ta chỉ có một cuộc sống bày đàn
--đôi lúc chúng ta lãng quên; ngày tết là dịp để đám đông kéo ta về với họ, bảo ta rằng đừng bao giờ nhớ là ta thuộc về họ

15-2
TTVH có bài Đào Tiến Thi ba kỳ : nền giáo dục VN thiếu tính nhân văn. Đề tài hay, nhưng triển khai không đủ tầm
Tôi cho là tòan bộ đời sống hiện nay – trước tien là giáo dục - thiếu tính nhân văn
Lý do ở chỗ không khơi dạy được tính hướng thượng của con người
Không làm cho học sinh yêu thày kính thày

Không làm cho thày thấy sự thiêng liêng của công việc giáo dục : chính thày giáo cũng phải kính trọng học trò

Một dự định
Hai lần phá hoại nhân cách
Lần thứ nhất : chiến tranh -- bạo lực bất cần
Lần thứ hai : sau chiến tranh ; hư vô hưởng thụ

20-2
Rét hơn ba chục ngày liền rét chưa từng có trong mấy chục năm nay
Ở Trung quốc có những thị trấn thành phố miền núi sẽ mất điện hàng vài tháng.
Trâu bò ở ta chết khoảng 50.000 con.( 2-3 nói 60.000 con ) Nửa triệu con còn lại lao đao. Dự tính phải 30 tháng mới khôi phục nổi.
Người dân mất thói quen dự trữ rơm rạ cho trâu bò.
Bùng phát lại dịch cúm gia cầm. Có nhiều trường hợp con vịt vẫn khỏe, nhưng lại mang mầm bệnh, người ăn vào sẽ chết .
Dự kiến thời gian sắp tới có đến mấy thứ tai họa :
Đói kém ( mất mùa ) ; thiên tai (hạn hán, bão lụt); dịch bệnh – sau những ngày chống chọi với cái rét, các loại vi khuẩn càng có sức sống manh liệt.

Điều khiển xã hội
Mấy tháng trước định cấm các loại xe thô sơ, không cấm nổi ( nhiều nơi xin hõan )
Nay lại định giảm bớt số tàu thuyền đánh cá nhỏ ven biển. Nhưng đóng tàu lớn, dân không có tiền. Và một điều người ta không nói ra: con người nơi đây không sao hợp tác được với nhau

27-2
Báo chí đưa tin nhóm chuyên gia của Havard đưa bản kiến nghị vê giáo dục VN
Người ta so sánh như là hồi trước thời Ngô Đình Diệm, người Mỹ đã từng đưa ra một bản khuyến cáo. Sau đó, toàn bộ giáo dục VN chuyển biến.

2-3
Cách đây một tháng ồn lên chuyện một thanh niên làm thế nào đó, rút tiền tỉ trong ngân hàng, mặc dầu thực tế hắn chẳng có đồng nào
Hom nay 2-3, có tin một số công ty bán cổ phiếu thực ra làm chuyện lừa đảo
Lại có tin nhiều sinh viên ngành tin học nghèo quá, xoay ra học làm tin tặc ( hacker?), xâm nhập vào các lạo máy tính



TienphongonlineChủ Nhật, 02/03/2008, 10:44
Quảng Bình:
Thầy giáo bị HS đánh chấn thương sọ não tại bục giảng
TP - Thầy giáo Phạm Trung Cường, giáo viên môn Lịch sử, trường PTTH Quảng Ninh (Quảng Bình) đã bị một HS dùng gậy đánh túi bụi đến chấn thương sọ não ngay trên bục giảng.
Lúc 8 giờ 25, ngày 28/2, thầy giáo Phạm Trung Cường, giáo viên môn Lịch sử, trường PTTH Quảng Ninh (Quảng Bình) được gia đình đưa vào bệnh viện huyện Quảng Ninh với chẩn đoán: “Sang chấn vùng đầu do bị đánh; theo dõi chấn thương sọ não” với các triệu chứng: đau đầu, buồn nôn, không nôn được; vùng đỉnh đầu (T) có khối tụ máu 5 cm…
Tình tiết vụ việc như sau: Khoảng 10 giờ 30, ngày 26/2, thầy giáo Phạm Trung Cường vào lớp 12C7 để dạy môn Lịch sử. Cả lớp đang chuẩn bị làm bài kiểm tra 15 phút đầu giờ thì học sinh Hồ Công Quảng đến cửa lớp và xin vào học.
Thầy Cường hỏi: “Em đi đâu mà vào chậm thế?”. Quảng trả lời cộc lốc: “Đi chơi”. Sau đó, Quảng xin tờ giấy, thầy Cường đưa giấy cho Quảng rồi nói: “Em còn yêu cầu gì nữa không?”. Quảng đứng dậy và bỏ ra khỏi lớp.
Thầy Quảng thông báo với cả lớp: “Như vậy lớp chúng ta có một em bỏ tiết” và ghi vào sổ đầu bài. Quảng từ ngoài bước vào xem sổ đầu bài và lớn tiếng đòi thầy Cường xóa ngay nội dung vừa ghi trong sổ.
Thấy vậy, một số em học sinh nam đứng lên kéo Quảng ra khỏi lớp học. Lúc thầy Cường đang giảng bài thì học sinh Hoàng Đại Khánh (lớp 12C5) cầm một cây gậy gỗ xông vào đánh vào đầu và vai thầy. Cùng lúc, Quảng xông vào đấm đá thầy Cường túi bụi…

4-3
Đội tuyển bóng đa quốc gia tìm mãi không được huấn luyện viên: BCH không hiểu gì bóng đá thế giới .
Ngân quỹ bỏ ra hàng tỷ để cho sân khấu dựng những vở cổ điển. Con số đưa ra là tròn 100.( Sau nghe lại hình như một ông đạo diễn ác ôn tung tin để dọn đường đi xin )
Từ lâu, Nguyễn Thi Minh Thái có một ý hay, người ta đang quản lý HN như quản lý một cái làng.
Chú Toàn kể nhiều tỉnh tính chuyện có một sân bay quốc tế, và cấp trên cho hết, không cần biết nay mai sân bay đó hoạt động ra sao. Tình hình tương tự cũng xảy ra bên cảng biển. Cả nước chỉ có những cảng nhỏ. Tàu lớn đưa hàng đến VN phải qua trung chuyển bên Singapore, có người nói mỗi năm thiệt 30 tỉ đô la?
26-3
Một cuộc điều tra của UNICEF cho thấy 80% làng xóm nông thôn không có nước sạch, trên 60% trường học không có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn của VN, và 26% dân còn uống nước lã. Tại buổi họp báo, mấy quan chức VN ra sức thanh minh những cuộc điều tra trước trên quy mô nhỏ, nay mới có quy mô lón và có điều kiện làm một cách khoa học
Báo Nông thôn ngày nay có đoạn tin cảnh sát Hải Phòng phát hiện người đi đem có hành động gì đó sai trái, đánh người ta đén chết không đưa vào viện. Hôm sau hơn một trăm người khênh quan tài người chết đến công an thành phố, mãi mới dẹp yên
Ngoài sông các ông bạn ở CLB bơi sông Hồng của tôi kể đầu cầu Long Biên phát hiện thấy một lái xe tải IA gục ngã trong buồng lái. Người ta đoán ra đó là do thuốc phiện gây sốc. Đăng em tôi nói lái xe đường Tây bắc rất vất vả, lái xe thường phải có sự kích thích thường xuyên
Lạm phát. Các xí nghiệp thủy sản không vay được vốn, hạ giá cá. Nông dân không bán ra, tuy biết rằng sẽ phá sản. Một ông già nhận xét làm ăn bây giờ chẳng ai giúp ai mà chỉ muốn giết nhau
27-3
Cà phê nước mình đang đứng thứ hai trên thế giới. Nhưng giá trị sản phẩm chỉ đứng thứ năm. Bởi không đạt chất lượng.Nhiều khi người ta đã nhập về rồi lại hoàn trả. Mình đành vứt đi.
Liên minh châu Âu cảnh cáo những người nhập cư lén lút: sẽ không có công việc gì mà làm đâu. Tức là mình không sao nhập được vào cã hội họ . ( Thế mà khi tôi bảo mình chỉ là công dân hạng hai hạng ba thì ai cũng sợ )
Chữa lạm phát toàn bằng mệnh lệnh, không được tăng giá
Và hôm nay( 28-3) đã đổi giọng -- sẽ chung sống suốt đời với lạm phát
29-3
Có tin TBT Vietnamnet từ chức, ông ta trả lời BBC (27-3 ) là do tự nguyện chứ không do chịu sức ép. Sau đây là một ý kiến phản hồi của người nghe BBC :
Dan Viet, Ha Noi
Tôi cảm thấy khi nhắc đến tình hình Việt Nam bây giờ là thấy chán ngán vô cùng. Đời sống ngày càng khó khăn trong khi vẫn đang phải lao động hết mình. Trong khi một số người không hiểu vì sao lại ngày càng giàu khủng khiếp, tiêu tiền như rác. Tôi thấy chẳng tin vào một điều gì nữa cả, trắng thành đen, đen thành trắng. Tất cả hầu như đều coi thường pháp luật, qui chế, từ quan lại đến dân thường. Ở đất nước nghèo mà người ta có gần 2 triệu USD để đánh bạc. Những chuyện vô lý nhất đều có thể xảy ra. Hôm nay lại thấy ông Nguyễn Việt Tiến trắng án. Không hiểu rồi sẽ có những chuyện gì xảy ra nữa đây. Tại sao tôi lại không phải là công dân của một nước phát triển nào đó chứ. "Tôi muốn làm người lương thiện, nhưng ai cho tôi làm người lương thiện đây"

10-4
Công ty khuyến khích đầu tư HSBC tháng ba còn khuyên người ta đầu tư vào VN tháng này đã bảo không nên làm ăn ở đây. Tôi cho rằng họ bị sốc vì chuyện Nguyễn Việt Tiến.
Người dân cảm thấy mình bị khinh rẻ : nhà cầm quyền muốn nói gì thì nói
Tôi dự đoán NVT đã đạt đến trình độ lưu manh quốc tế. Ông ta biết sử dụng những phương tiện hiện đại nhất.và ông ta thông thạo đến tận cùng cơ chế này

Putin bảo ông ta rất giàu nhưng đó không phải vì tiền ( có 40 tỉ) mà là giàu tình yêu thương của nhân dân.
Có người hỏi ông, sao chung quanh ông nhiều người tham nhũng thế, Putin thản nhiên ai, ai tham nhũng, anh hãy chỉ tôi, hãy gửi báo cáo tới những nơi sần thiết.
Dối trá đến thế là cùng

Có tin một đứa bé hai tuổi bị vứt ra khỏi xe trên đường từ Vũng Tàu về SG
Sau điều tra người vứt là mẹ đứa trẻ. Lại một trường hợp bệnh lý .

12-4
Dân đánh cá ven các đảo ở Nha Trang bị dồn lên bờ để lấy không gian cho du lịch. Họ được cấp một ít tiền

25-4
Gần một nửa số vụ án không được thi hành. Pháp luật trở nên vô nghĩa


Theo báo cáo của Bộ Tư pháp tại phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 19.4, năm 2007 có 311.443 án dân sự tồn đọng, không thi hành được, chiếm 48% số vụ việc.

Như vậy là gần một nửa án dân sự không được thi hành, có nghĩa bản án dù được tuyên và có hiệu lực pháp luật nhưng nó vẫn không xác lập được sự công bằng thực sự trong xã hội. Trên thực tế đã có nhiều cá nhân, tổ chức được tòa án xác định phần thắng trong tranh chấp dân sự, nhưng mất nhiều năm họ vẫn không đòi được quyền lợi hợp pháp của mình do sự bất lực của cơ quan thi hành án.
Quá trình tố tụng kéo dài qua nhiều cấp, toà án có thể hoãn hay xét xử lại nhiều lần để đi đến một kết luận mang tính pháp lý. Nguyên đơn bị thiệt hại, tán gia bại sản do bị lừa gạt phải tốn kém công sức và tiền bạc nhiều năm trời theo đuổi vụ kiện với hy vọng công lý sẽ mang lại sự công bằng nhưng sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu như thiệt hại không được đền bù.
Ví dụ toà tuyên bên A thắng kiện, bên B phải hoàn trả cho bên A một khoản tiền và tài sản gồm nhà cửa, đất đai... Nhưng bên A chỉ có bản án thắng kiện trong tay, còn tiền bạc, tài sản bị mất trắng thì bản án vô nghĩa, tòa án vô nghĩa và luật pháp cũng coi như vô nghĩa.
Trong một năm có đến hơn ba trăm ngàn án dân sự không thi hành được có nghĩa là hoạt động của hệ thống tòa án chưa mang lại hiệu quả và công bằng cho xã hội.
Nhà nước trả lương cho đội ngũ cán bộ của các cơ quan tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người dân và thiết lập công bằng xã hội. Nhưng quá trình hoạt động đó sẽ trở nên vô cùng lãng phí, bởi lẽ mục đích cuối cùng là trả lại quyền lợi và sự công bằng cho đối tượng bị thiệt hại đã không được thực hiện.
Thi hành án là khâu quyết định trong việc trả lại sự công bằng, là công đoạn giải quyết dứt điểm các tranh chấp. Nhưng lâu nay công tác này không làm tốt, chứng tỏ công tác điều hành, cơ chế hoạt động của thi hành án có vấn đề.
Sự bất lực của công tác thi hành án khiến cho người dân mang nỗi oan ức và mất niềm tin vào công lý. Mỗi năm có hàng trăm ngàn bản án không thi hành được là có hàng triệu người liên quan mất niềm tin vào pháp luật.
Theo Báo Lao động



Một cán bộ trung tâm phòng chống cúm gia cầm: bảo chả ai nghe. Chính quyền các xã chỉ nghe chủ tịch huyện

Một vụ buôn lậu than và xuất lậu ở Quảng Ninh. Than chở đi đến hàng chục ngàn tấn. Bí thư tỉnh ủy bị bọn maphia vụ này đe dọa
Tin trên TV : một xã ở Quảng Ngãi bán đất trên bề mặt ruộng – lớp đất đào dày đến nửa mét.
Tôi kinh sợ khi nhớ rằng người dân Đồ Sơn Hải Phòng sau khi chọi trâu, người ta mang thịt luôn những con đoạt giải. Vì tin rằng làm thế sẽ hấp thu được tinh lực của giống ưu tú.
Ngoài sông Hồng, mùa cạn thường gặp những người đánh cá bằng bình ắc quy.

Đọc Lê Văn Siêu thấy ông dẫn từ hồi đầu nhà Lê, đã có lệnh cấm không được quan hệ với người nước ngoài với nghĩa cấm học theo tiếng nói cùng phục sức của họ ( Lê văn Siêu, tr 106)

Còn cuốn sach về hương ước thì ghi khi có quan trên về làng cấm người làng bép xép, nếu không sau khi quan đi, người ấy sẽ bị làng trị

Một bài báo trên NCLS (1-2008) kể về ngoại thương thời chúa Trịnh. Chẳng qua, do nhu cầu quân mà phải quan hệ. Thường tùy tiện lúc mở lúc đóng chẳng có lý do gì rõ. Chúa toàn tìm cách kiếm lời cho mình. Lúc cấm thì truyền lệnh rõ to. Sau đó, dưới phá rào thì trên cũng lặng lẽ làm theo. Tới lúc đi quá thì lại cấm.


Tháng tư này tôi có hai bài trên TT một bình luận về chuyện lễ hội hoa anh đào
Và một về chiếc bánh mốc.

30-4

Báo chí có nhiều bài nói những ngôi nhà cũ VN không còn ( TT&VH 30-4)
Những biểu tượng sống – những dáng cây gốc cây đã hằn vào trí nhớ của người dân --
bị phá bỏ ( báo trên, số 12-4 )
Theo tôi cái chính là nhiều cái cổ trong con người VN cũng mất đi

Cái cổ ở VN thường nham nhở trông như hàng giả .

Giá kể viết một bài về sự sống ở VN
1/ nó luôn luôn ở tình trạng thấp, không có cấu trúc
2/ nó bất thành nhân dạng
3/ nó ở vào khu vực mong manh giữa cái sống và cái chết
Tôi vừa nghe PQ nói, lão Dương Tường như người vừa từ mồ chui ra. Mặt như cô hồn

Về cái sự không là mình và không biết mình là thế nào .
Lại nhớ trước đây có bài vào phố cổ HN vẫn chưa biết là cổ ( như vào chùa Một Cột vẫn hỏi chùa thật ở đâu )

2-5
Tin đưa, dân sông Nhuệ đổ rác và cho cống rãnh ra sông, nhưng hỏi đến, ai cũng bảo là tại quãng trên .
Ở Sơn La dân vay tiền trồng cà phê, nay 80% không có khả năng chi trả, người chi trả được 20% -- thì không muốn trả.
Nhà nước thời chiến tranh, nuôi dân. Nay tâm lý đó còn nguyên.

Ở Tây Nguyên lại có bi kịch khác : cà phê sản xuất nhiều, nhưng không bảo đảm chất lượng. Người ta không làm sao cho dân biết chờ đợi để cho chín hãy hái. Mà người ta hái từ lúc hãy còn xanh.

Bà Dạ Ngân đi Mỹ về chỉ khoe người nọ người kia có sách ở thư viện các trường Đại học Mỹ ( Tạ Duy Anh 11 cuốn, Nguyễn Huy Thiệp 11 cuốn). Chỉ không thấy nói là có ai đọc những cuốn đó không và người ta nghĩ về nó như thế nào.
Người Việt chỉ tư duy về số lượng mà không đặt v/đ chất lượng
Nhớ có lần một tờ báo đã tổng kết là đừng có tin vào những lời tự khoe của nhà văn đi nước ngoài về.
Một người nhận xét người ta dịch văn học VN không phải vì đó là văn học mà chỉ vì đó là văn học VN .

Các ông trí thức hải ngoại kêu ầm lên về giáo dục : VN có hơn một triệu trẻ em không đến trường, cao nhất khu vực ĐNA
Thế nhưng nên nhớ một chuyên gia nước ngoài cũng biết rằng như thế cũng đã là quá sức. Cái đáng sợ hơn Chất lượng quá kém

7-5
Số lượng tàu đánh cá ven biển tăng 86%
Nhưng cá thu về ở từng tàu lại giảm

Cà phê VN sản lượng nhất nhì thế giới
Nhưng giá trị xuất khẩu chỉ đứng thứ năm
Khó nhất là việc nông dân toàn hái cà phê xanh
Nói thế nào cũng không nghe

Một cậu ở ngoài sông bảo bây giờ dân gian tổng kết về lớp trẻ
Lúc bé nó là bố mình
Lớn lên 18-25 trở đi là bạn mình
Ngoài bốn mươi nó mới là con mình

9-5
Đầu tháng 5 này, TQ có lệnh cấm sử dụng bao ny lông siêu mỏng và kêu gọi dùng túi vải
Cuối 2007, tổ chức UNDP báo cáo môi trường ở VN là kém nhất ở ĐNA
Một câu khái quát, đây là lời cảnh tỉnh cuối cùng. Từ nay về sau mọi lời cảnh tỉnh là vô nghĩa

Một câu của thủ tướng Ấn Độ được dẫn lại : ở Ấn Độ không thể sử dụng ô tô như bên Mỹ vì như thế không có đất

70% thu nập các gia đình ở VN chi cho tiêu dùng
Trong khi ấy ở các nước thường chỉ 40%
Như thế làm sao tránh lạm phát

Cả nước phát triển toàn bằng vốn của nước ngoài
Còn thu nhập của dân mang tiêu sài

Hôm qua 8-5, có ý kiến sẽ tăng thuế nhập vàng từ 10% lên 20%
Hay thật. Dân dư tiền không thể đầu tư vào chứng khoán, không thể đầu tư vào bất động sản, đành mua vàng. Nay chặn nốt con đường đó. Thế thì tội gì ngườì ta không ăn tiêu ? Và tội gì người ta làm việc ?

Ý nghĩ trong ngày : cả nước hè nhau tàn phá môi trường rút ruột đất để tiêu sài
Hậu quả của việc tàn phá này trông thấy nhãn tiền : người nghèo chịu bão lụt
Tôi là một người được hưởng lợi từ sự phát triển nhanh hiện nay
Vậy là tôi cũng tham gia vào việc làm khổ bao người nghèo
Nhưng cả guồng máy đã quay, tôi được việc gì?


17-5
Truyền hình đưa tin ở Khánh Hòa dân mang xe đạp vào rừng Vạn Ninh khai thác gỗ bừa bãi. Đơn giản lắm, mỗi người một xe đạp, với một thanh gỗ dài nặng độ trên dưới một tạ gì đấy. Chịu khó chở ra khỏi rừng, sẽ có người thu mua.

Ở TP HCM, nhiều cơ quan cùng một lúc đào đường, và đào xong, thì chỉ lấp sơ sài. Sở giao thông không đủ người đi kiểm tra.

Quảng Ninh : Việc xuất lậu than có sự tiếp tay của biên phòng

22-5
Ghi từ bài Nguyễn Vân Nam
Trong 10 năm tới ba cơn ác mộng:
-- môi trường hỏng. Bão lụt dịch bệnh
-- VN thành bãi rác. Cộng đồng mất bản sắc. Bộ phận trung lưu bỏ đi nước ngoài, chỉ coi VN là chỗ kiếm tiền
-- xã hội phân hóa. Con người cạnh tranh nhau, căm hờn nhau

Bài Ngô Tự Lập :Một người Malaisya nói VN có một nền văn hóa lừa đảo
Tôi nghĩ v/đ không phải chỉ là đạo đức
Mà ở đây còn là sự chưa trưởng thành của cá nhân – không tách khỏi đám đông
Và sự không hình thành nổi xã hội
Định nghĩa của Toynbee: xã hội không chỉ là tập hợp
Xã hội là những mối liên hệ




Đại biểu QH Nguyễn Lân Dũng viết trên Tuần san Nhịp cầu Đầu tư (19-25/5) đề nghị:
1, Trước tình hình tăng giá đột biến, Chính phủ (CP) cần làm rõ các nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan.
2, Dừng ngay việc lấy đất ruộng để làm khu công nghiệp, khu chế xuất, sân golf, khu du lịch.
3, Đừng để khoảng cách về thu nhập giữa người giàu và người nghèo gia tăng. Cần làm rõ những người có chức, có quyền xem họ làm gì mà có ngần ấy biệt thự, trang trại, đất đai, ngân phiếu và cổ phiếu.
4, Không để việc coi KHCN và GD là quốc sách hàng đầu trở thành những khẩu hiệu.
5, Cần có tầm nhìn xa để không phải lúng túng đối phó với tai nạn giao thông gia tăng, quy hoạch đô thị lộn xộn, ô nhiễm môi trường, an sinh xã hội rối ren, lạm phát tiền tệ và giá cả hàng hóa tăng đột biến...
6, Cần mở rộng dân chủ để mọi người có thể phát biểu các ý kiến khác nhau.
3-6
Tin trên TT&VH : Ngân hàng trở thành nơi bọn lừa đảo hoạt động
Các nhân viên ngân hàng lợi dụng công việc của mình để kiếm chác

Một con số do Tân hoa xã Trung quốc đưa : 5 tháng qua, VN nhập gần 35.000 xe loại xịn nhất trong thị trường xe hơi thế giới. 5 tháng đầu 2007 chỉ nhập khoảng 5.000 chiếc

Ông bàu của Đội bóng đá Hoàng Anh Gia Lai có tiền mua máy bay riêng hàng trăm tỉ
Mà ông này nổi tiếng giàu là vì rừng.
Lại nhớ ông Phó tổng biên tập tạp chí Thời báo kinh tế Sài Gòn nói với tôi rằng các công ti giàu lên phần lớn là do đất
Xin phép mở một xí nghiệp, đồng nghĩa với việc xin được một địa điểm. một khu đất. Dăm năm sau bán đi có tiền

6-6
Báo Nông ngày nay 4-6 đăng ý kiến của Dương Trung Quốc
“ Trong lịch sử, người ta sợ nhất là chủ nghĩa dân túy, tức là chính quyền lúc nào cũng nói tôn trọng dân, đặt dân lên hàng đầu, song thực tế thì không hoàn toàn như vậy “
Trước đó trong NTNN 20-5, DTQ nhận xét về việc quyết nghị thống nhất Hà Tây – Hà Nội : chúng ta không dân chủ bằng các cụ xưa không thận trọng bằng các cụ đó là sự thực
Ông Jonathan Pincus nói những khó khăn hiện nay cũng làm nổi bật những ''bài học'' mà chính phủ Việt Nam cần chú ý trong tương lai.
''Nếu chính phủ không rõ ràng trong chính sách và các biện pháp và để những lời đồn đoán đóng vai trò lấn át, tức là khi người ta không có được thông tin đầy đủ, thì họ sẽ làm những việc có tính bảo vệ cho chính họ một cách rất quyết liệt như chúng ta đã thấy trong những ngày qua.
''Tức là đổ xô đi mua đôla, không chỉ các hộ gia đình mà thậm chí cả các công ty nữa.''
9-6
Festival du lịch Huế : toàn thấy bán hàng Trung quốc
Các nghệ nhân được trả công 15.000 đ một ngày
Hôm khai mạc đang diễn thì điện tắt

Trưng bày những câu Kiều viết trên đá. Đâu đến 40% bị dân lấy hết.
Không có ai canh cả.

Trước đó nhiều pho tượng – kết quả của những trại sáng tác quốc tế -- bị lấy cắp
Chỗ nào cũng thấy vòi tiền.
Cuộc sống có gì mong manh như những năm chiến tranh.

15-6
Tôi vào thành phố HCM
Nhớ hình ảnh cái cầu trong Chợ tết của NMC
Có nhiều việc đáng làm mà người ta không làm
Nay lại chuyên tương tự
Giá có nhiều cầu cạnh cầu Chương Dương thì người ta không phải mở rộng Hà Nội lên Hà Tây
Nhà con trai tôi ở phía giáp cầu Phú Nhuận lên Bình Chánh và Gò Vấp
Qua một chiếc cầu gỗ dòng người chen chúc.Theo tôi tiền lãng phí thừa sức làm vài cái
cầu tương tự, dù cuối năm bỏ đi thì vẫn là “vận trù hơn ‘ tình hình hiện nay.

25-6
Ở Miến Điện, chính quyền thà để cho dân chết sau trận bão chứ không chấp nhận viện trợ quốc tế ( vì cảm thấy không hoàn toàn kiểm soát được tình hình, và biết đâu không chấm mút được gì )
Ở Trung quốc một số quan chức Tứ Xuyên đã ra tòa vì dính vào chuyện kiếm chác từ hàng cứu trợ

Ở Nga, Moskva thì như phương Tây, tỉ lệ xe loại “ xịn” chạy trên đường loại cao nhất thế giới.
Ở nông thôn thì vẫn như thế kỷ XIX.


Hằng (con ông Bình bạn tôi) bỏ nghề dạy học, vì nghề khốn nạn quá. Giáo viên dốt nát hư hỏng. Học sinh không thèm học, nhiều đứa vo viên vứt bài đi ngay sau khi nhận bài cô vừa chấm. Hằng bảo chỉ vào lớp 10 phút thôi đã ngán tận cổ. Y như cảm giác khi phải lên ủy ban phường, con người vô cảm và hành hạ nhau
Ở chỗ làm mới, Hằng làm việc một lúc nhìn đồng hồ đã 11 giờ.

Chị Phương bạn tôi chồng chết, đi làm giấy tờ quyết định thừa kế … mà năm lần bảy lượt, bực quá phát khóc lên, hôm khác ra làm tiếp .

Hôm nay (25-6), loa phường lại ra rả gọi người đi khám nghĩa vụ quân sự
Mấy hôm trước cũng loa đưa tin Công An đang tuyển người
Nghe nói có một thanh niên Hải Phòng làm đơn xin biểu tình. Và xin CA bảo vệ.

Mấy hôm nọ nước ngập, HN thành sông. Người ta bảo hàng trăm năm nữa HN cũng không hết ngập nếu không có hệ thống cống.

Báo Đại Đoàn Kết đưa tin TCt đóng tàu VN mua tàu nước ngoài về chở hàng Bắc Nam ( đường biển ). Thí nghiệm lỗ to. Thế mà hàng trăm tỉ đang được sử dụng để làm việc mở rộng thí nghiệm đó

Sông Sài Gòn ô nhiễm
Một cây cầu ven Hà Nội ở Cầu Biêu sắp đổ đến nơi mà người ta cứ để cho xe tải qua.

Tiền chính phủ bảo cho nông dân vay, đến địa phương bảo không có tiền
Tết vừa rồi, bảo nghiêm khắc với việc đốt pháo, nơi nào đốt pháo, chính quyền địa phương chịu trách nhiệm .
Sau ở Từ Sơn Bắc Ninh, thấy VNN đưa ảnh dân đốt pháo tùm lum, cũng chẳng thấy trên nói gì.

Có chuyện Sách giáo khoa có tăng giá hay không cũng phải xin ý kiến Thủ tướng
Một lần đọc báo thấy bảo Thủ tướng đòi có báo cao về việc một em nhỏ bị ngược đãi
Tại sao ?

Năm nay thi cử hết lớp 12 gian dối nhiều hơn năm ngoái
Tin trên báo (VietNamNet) -- Bộ chưa phê bình các địa phương có tỷ lệ đỗ tăng nhiều, mà chỉ yêu cầu giải thích rõ. Những địa phương cố gắng đạt kết quả tốt thì phải biểu dương, tránh tình trạng không tiến bộ cũng phê bình mà tiến bộ cũng phê bình.

Tôi thấy cái giọng ỡm ờ thế nào đó khó chịu quá.

Tin về giáo dục sau chuyến đi Mỹ, do Vũ Quang Việt trích
Phía VN nói:8 năm trước, ngôi trường đầu tiên của Mỹ đào tạo ở Việt Nam cấp bằng của Mỹ đã được xây dựng: đại diện của ĐH Cộng đồng Houston, Texas tại Việt Nam. Đến nay, hơn 200 sinh viên Việt Nam đã theo học và nhận bằng của Mỹ mà không cần phải tới nước Mỹ.
Đó chính là một dạng mô hình hạt mầm cần được nhân rộng, và mong muốn các đối tác Hoa Kỳ nghiên cứu hợp tác với Việt Nam để xây dựng mô hình tương tự cũng như trao đổi hợp tác với mô hình khác thích hợp.Mong hai nước sẽ có những hợp tác về giáo dục thiết thực, hiệu quả như đã có ở Houston, Texas.
Còn ông Mỹ tư vấn nói:
Để xây dựng ĐH nghiên cứu quốc tế, trách nhiệm của Chính phủ tài trợ cho trường đó là tối quan trọng. Phần thu học phí, khoản tiền góp cho nó không thể đáp ứng được. ĐH chất lượng cao không phải là khu vực tư nhân có thể giải quyết.
Ông tư vấn, Việt Nam nên xây trường quy mô nhỏ, đóng vai trò đầu tàu, kéo cả nền giáo dục ĐH Việt Nam lên. Chỉ cần bắt đầu với việc đào tạo vài nghìn sinh viên, có chất lượng, lồng ghép vào hệ thống giáo dục Việt Nam, từng bước hỗ trợ, chuyển giao công nghệ giáo dục, từ mô hình nhỏ để kéo dần lên.
Ông Việt Nam hình như chỉ cần bằng Mỹ, còn ông cố vấn thì muốn chất lượng thực sư. Đúng là ông nói gà bà nói vịt.

Càng hay bàn về lạm phát mọi người càng không ai làm gì. Chỉ lo giữ tiền của mình thôi mà. Các ngân hàng có thể sập bất cứ lúc nào.



30-6
Thống kê về gia đình của một cơ quan Liên hiệp quốc : chỉ có 5% nam giới và 15% phụ nữ tham gia vào việc dạy dỗ con cái
Còn toàn mải làm kinh tế, nói nôm na là kiếm tiền

Trong việc này có mấy lý do
--Người ta khổ quá. Đúng hơn, người ta khổ vì có sự xa cách rõ rệt giữa lòng tin rằng mình đáng ra phải được như thế mà thực tế chỉ có thế
-- Người ta không có ý niệm gì về con người tương lai
-- Trong chiến tranh gia đình bị đập tan. Mấy chục năm ròng, không ai nói về gia đình
Nó không thành lực lượng cố kết con người nữa.


5-7
Lẽ ra phải có một công trình nghiên cứu kỹ về tính nói dối của người Việt
Khi tất cả sẵn sàng nói dối, xã hội như một cơ thể mất hết tính miễn dịch

Trên báo chí có nhiều tin đại loại: chính phủ đã quyết định trợ cấp cho nông dân thế này thế này. Nhưng địa phương không làm họ nói rằng họ không có tiền.
Thế thì còn ra sao nữa ?

Tuy nhiên bằng kinh nghiệm riêng, tôi còn biết rằng nhiều quyết định chỉ được làm tương trưng để báo cáo
Còn trong thực tế, tất cả như cũ.
Về giáo dục. Đọc kỹ thì thấy nhiều tờ báo nói rằng năm nay thi cử rất gian dối,không được như năm ngoái ( khi ông Bộ trường nói rằng “ nói không với tiêu cực” )
Cả đến ông Vũ Minh Giang cũng viết trong một công trình nghiên cứu về sử rằng người Việt và người Nhật giống nhau ở chỗ có tinh thần luật pháp cao !

10-7
Than bán đi quá rẻ ( Biên phòng cũng có công ty xuất than )
Trong khi đó truyền hình đưa tin Tổng công ty than đã ký hợp đồng nhận mua than của Indonesia về

Tương tự như thế là chuyện muối : Đang nhập muối từ nước ngoài về
Với muối thì mọi chuyện đơn giản hơn : diêm dân làm ăn thất bát, không được đầu tư không có tiền cải tạo cơ sở hạ tầng. Tức làm ăn cổ lỗ quá
Muối làm ra đau chỉ đủ 30% nhu cầu

Bữa nọ có tin ở Vĩnh Long, dân hồi trước bỏ lúa làm vườn cam nay lại phá cam đi trồng lúa

Cứ mở TV ra thấy chuyện hoa hậu là tôi không muốn xem
Có gì ê chề quá
Đọc báo thấy nói nhà nước bỏ ra đến 20 triệu đpp để tổ chức những cuộc trình diễn của hoa hậu hoàn vũ. Lý do bỏ nhiều tiền là để quảng bá hình ảnh đất nước
Nhưng hợp đồng ký kết thế nào toàn bị bọn giàu họ lừa


Một chuyên gia kinh tế ở Đại học Havard viết : đừng để ngân hàng đánh bạc trên tiền của dân. Và các công ty muốn vay tiền nước ngoài hãy tự lo lấy, nhà nước không nên vay hộ họ rồi cho họ chi tiêu thả cửa

Hãng Itel nghiên cứu 10 năm trời mới đầu tư 1 tỉ đô la
Còn công ti Vinashin đầu tư vung vít 3 tỉ đô cho những kế hoạch vớ vẩn

Một không khí khủng bố bao trùm
Khu vực kinh tế toàn thấy kèm theo lệnh cấm báo chí không được đưa tin bừa bãi


Chính quyền nghĩa là lo phạt. Một bộ như bộ y tế toàn thấy chỉ thị không được tăng giá thuốc.Bộ văn hóa truyền thông toàn thấy phạt các cơ sở kinh doanh văn hóa trái phép

Các đơn vị hành chính phường quận cũng vậy
Chức năng chính bây giờ là … đưa dân vào khuôn khổ pháp luật- thứ pháp luật mà do họ bịa ra và chỉ dùng cho dân chứ không dùng cho chính họ




Chuyện cười thời nhập siêu
Cập nhật lúc 08h57, ngày 08/07/2008
Hanoinet - Hiện nay, mỗi năm Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) khai thác được hơn 50 triệu tấn than, trong đó khoảng 15 - 20 triệu tấn cung cấp cho các khách hàng trong nước, còn lại xuất khẩu hết, chủ yếu là sang Trung Quốc.

Đó là chưa tính đến lượng than bị xuất khẩu lậu mỗi năm lên đến cả chục triệu tấn như báo chí gần đây đã nêu và thanh tra đang vào cuộc.Chuyện chẳng có gì buồn cười nếu không có thông tin từ TKV là từ năm 2012 nước ta sẽ phải nhập khẩu than và lượng nhập khẩu sẽ tăng dần, năm 2015 là 34 triệu tấn, năm 2020: 114 triệu tấn và đến năm 2025 sẽ là 228 triệu tấn. Cùng lúc với thông báo trên, TKV đã ký hợp đồng mua than của Indonesia cho dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 1 (tỉnh Bình Thuận) với sản lượng 3,5 triệu tấn. Ngoài đàm phán tại Indonesia, TKV cũng đã cử các đoàn đi khảo sát ở Australia để xúc tiến nhập khẩu than cho các dự án nhiệt điện.

Các mỏ ở tỉnh Quảng Ninh có tổng trữ lượng 10,5 tỉ tấn, đủ để cung cấp cho nền kinh tế mỗi năm 50 triệu tấn trong 70 năm nữa. Nhưng với cách khai thác cùng kiệt bất chấp quy hoạch cộng với việc xuất khẩu ồ ạt thì việc sớm nhập khẩu nguồn nhiên liệu này cũng là lẽ đương nhiên. Trong lúc đó, Trung Quốc, nơi có số mỏ than có lẽ đứng đầu thế giới với tổng sản lượng 1,2 tỷ tấn/năm thì họ vẫn nhập khẩu than từ Việt Nam nhưng là... chôn xuống đất, để dành!

Năm 2007, Việt Nam xuất khẩu hơn 32,5 triệu tấn than, thu được 1,018 tỉ USD. Người ta cũng đã tính được rằng, với số tiền này nếu phải nhập khẩu than để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện, thì số tiền trên chỉ đủ để mua lại 7,5 triệu tấn. Thế mà tình trạng bán rẻ mua đắt vẫn tiếp tục diễn ra và câu chuyện giảm nhập siêu vẫn hô hào hàng ngày.

Thiên Long


24-7
Tiền chính phủ hỗ trợ cho nông dân nghèo vì rét đậm rét hại từ năm ngoái tới năm nay nông dân chưa nhận được. Vì thủ tục phiền hà, bắt người ta khai hàng 5-7 loại giấy. Và phải bốn năm cơ quan ký vào thì người mới nhận được tiền.

Phóng viên NTNN nói vậy, và đưa ra nhưng dẫn chứng cả ở Nghệ An lẫn Thái Nguyên
Biết đâu chẳng có nơi chính quyền cố tình giữ tiền để kinh doanh?

Cảm tưởng nước đôi về hoạt động của chính quyền : một mặt nó tê liệt chẳng làm gì cả
Mặt khác nó lại điên cuồng đi vào kiếm chác cho bản thân những người cầm quyền

Nhưng đó cũng là cảm tưởng chung. Xã hội ngưng đọng. Không ai làm nghề của mình. Một xã hội hoàn toàn nghiệp dư.Mà nhìn ngoài đường, luôn luôn thấy người ta sống như ăn cướp.

UB thường vụ Quốc hội phải bàn vì nhiều nơi người có tài bỏ ra làm ngoài cả.
Nhân đó cho thấy bộ máy hiện nay phình ra quá đông. Tiền chi lương cán bộ xã 3000 tỉ một năm, nhưng cạnh đó tiền gọi là phụ cấp chi ra cũng tới 2500 tỉ
Định giảm biên chế 15%, 10 năm nay không làm nổi

Một nhà sản xuất thủy sản đề nghị thủ tướng chính phủ nên có dịp đi xe ô tô từ Hà Nội vào TP HCM để xem đường xá khốn khổ thế nào và để biết bao nhiêu lãi lờ thu được xí nghiệp phải chi hết cho giao thông thế nào

Trên màn ảnh nhỏ đang chiếu bộ phim Vòng nguyết quế, toàn kể chuyện các nhà văn nhà thơ dịch giả hư hỏng.
Một số người phê phán sao phim bôi xấu văn nghệ sĩ vậy. Các tác giả phim cãi lại là toàn chuyện có thật.


25-7
Ông Phạm Duy Hiển cho biết tiếp Intel cần tuyển 2.000 nhân viên rút cuộc chỉ chọn được có 40 người. Đi đâu cũng thấy nói tới tình trạng thiếu người có nghề

Ngay ở cửa hàng trên phố, tôi cũng thấy có biển đề tuyển nhân viên.

29-7
Truyền hình đưa tin tỉnh Hậu Giang cũng có hiện tượng chỉ 30% tiền hỗ trợ người nghèo đến đúng địa chỉ, còn lại vào chính các hộ quen biết với chính quyền.

Ông Lê Đăng Doanh nói với SG tiếp thị con số chính thức về kinh tế ngầm là chưa đầy 15% trong khi thực tế thì phải khoảng 30%, thậm chí cao hơn nữa

31-7
Đội tuyển Olimpic của Brazil đến VN. Tôi cứ thấy kinh những dịp hội nhập này. Đặt bên cạnh người sao mà mình tỏ ra quê mùa cổ lỗ. Có yêu người ta cũng làm người ta phát sợ.

2-8
Buổi sáng đi ra đường, ngay cả trong lúc vắng vẻ thì HN cũng xấu và con người cũng chỉ là tầm thường.
Nhân vật chính của HN bây giờ là những người nông dân mới lên HN Làng tôi ở chẳng hạn. Dân từ các tỉnh kéo về. Các nhà trong làng làm những căn phòng hai chục mét cho họ thuê. Họ thổi nấu ngay ngoài sân và mấy nhà dùng chung một cái vòi nước. Y như chúng tôi những năm chiến tranh.
Họ cần mẫn hơn dạy sớm hơn lam lũ hơn. Hàng ngày người ta phóng xe tỏa đi các nơi chắc là dân xe ôm. Rất nhiều người làm nghề thu dọn rác. Loại này lỉnh kỉnh cả ngày.
Sáng mới năm giờ đã thấy rồ rồ tiếng xe máy. Chiều, như ở xóm tôi, những người lái tắc xi cũng về muộn hơn.
Chắc chắn đám HN mới này yêu HN hơn chúng tôi. Ở đây họ được sống cảm giác văn minh lịch sự như mọi người và người nào mặt cũng ra vẻ thỏa mãn chứ không đăm đăm suy nghĩ với bực mình như… dân HN cũ.

Bốn năm tháng nay ngân hàng đã có 1.200 tỉ sẵn sàng cho ngư dân vay. Nhưng mới giải ngân được 10 tỉ. Tại chính quyền một phần. Nhưng cái chính là tại ngư dân cũng đang là một đội quân ô hợp chẳng có đăng ký bảo hiểm gì cả, nhiều người trong họ cũng làm ăn theo lối nghiệp dư, kiểu làm thuê làm mướn, bọn chủ lấy họ ra đăng ký.
Qua lạm phát thấy chính quyền chỉ lo việc đặt kế hoạch ( đầy ảo tưởng) rồi ngồi thu thuế và đốc thúc mọi người làm tiếp. Đâu là vai trò tổ chức sản xuất, không ai biết.

Xã hội gợi cảm giác ô hợp và chỉ là một cái gì ọp ẹp lại bị tan ra lữa ra như một đống rác.
Thông thường những con đường bao giờ cũng hiện lên ở dạng “đông vui’ xúm xít chen chúc lộn ẩu.
Nhưng có lần trên màn ảnh nhỏ hiện ra một quãng đường vắng thì đó là con đường nhựa lâu ngày trơ ra một đám sỏi.
Con đường từ Lao Cai về Vĩnh Phú có kế hoạch chữa mà mười năm nay chưa khởi động

12-8

Thỉnh thoảng các báo lại đưa những tổng kết vui vui
-- Ở VN, người ta giàu lên nhanh nhất mà cũng nghèo đi nhanh nhất
-- Người Việt là loại sùng bái hàng ngoại nhất châu Á
Hôm nay một người của UNDP công bố một con số: đã có khoảng 16.000 công chức bỏ công ra làm khu vực tư nhân.
Chỉ có 10% sinh viên tốt nghiệp loại ưu tú tốt nghiệp đại học quay về các cơ quan nhà nước

14-8
MẤT BẢN SẮC
Một câu Hoàng Tích Chu viết trên Đông Tây tuần báo 15-12-29
Theo ý tôi đã sinh trưởng trong buổi mới và cũ đang găng nhau trên mặt trường xã hội nếu ta không tính kỹ mà liệu ngay ắt có ngày thành ra một giống người hỗn tạp. Hỗn tạp vì đến ngày ấy tự con mắt nhà sử ký trông ta, rồi chẳng còn là ta nữa, là tầu không phải mà Tây cũng chẳng là

14-8
VNN có bài phải đưa hàm lượng văn hóa vào ngoại giao
Cũng trên VNN : hiện có 20% xí nghiệp nhỏ đột tử, 60% còn lại ngắc ngoải :không có tiền

VTV đưa ở Kontum cho các xí nghiệp khai thác rừng theo lối hậu kiểm, nghĩa là khai thác xong báo cáo được bao nhiêu gỗ thì cấp trên duyệt từng ấy.

26-8
Khoảng 1980, Viện Nhi còn là một kiến trúc loại hoành tráng, tôi vào, thấy người các tỉnh đưa con cái lên cứ nằm vạ vật cầu thang. Chợt nghĩ người mình như một thứ cỏ chỉ càn một dúm đất bên tường là mọc lên rồi
Ba chục năm sau, đến khám ở Viet-Sing, thấy một đám dân nhốn nháo vào viện. Trông người nào cũng cục cằn, nếu không to bè thô lỗ thì xanh xao, hiu hắt. Ngay đám nhà giàu trong cách ăn mặc cũng diện rất quê. Tôi đoán là một thứ cơ quan nào đó của các tỉnh kéo lên. Tham nhũng ở TW thì to, nhưng ở tỉnh thì trắng trợn phổ biến. PQuỳnh kể ở Cao Bằng có cả một phố dân gọi là phố tham nhũng
Bà Phương kể ở ngõ III Lê Văn Hưu, một tay mua cái nhà 5tỉ, sang sửa chút ít, trông thật mô-đéc, bán được 13 tỉ. Hỏi ra thì người mua là một quan chức trên Bắc Giang.

TT&VH hôm nay có bài kể một quan chức Nigeria bỏ ra bốn triệu đô ( khoảng 70 tỉ VN) để thuê thày pháp về yểm bùa làm phép. VN chắc có nhiều vụ tương tự chỉ chưa to bằng thôi.

Nhìn lên TV, thấy mấy bức tranh thủy mặc TQ, có cái màu thật quá, ta chắc không làm nổi, màu của mình trông cứ man rợ thế nào

28-8
Ở các ngõ nhỏ của cái làng tôi đang ở, dạo này rất nhiều người bán rong. Lối rao hang của họ rất hiện đại. Là dùng những thùng loa rất to ầm ầm át cả mọi tiếng động ngoài đường. Không gian trở thành nơi bãi trống ai muốn làm gì thì làm.
Trong khi oán họ, đồng thời tôi thử biện hộ: chẳng qua họ bắt chước các ủy ban phường xã . Phường nào bây giờ chẳng mở loa thật to , cốt át mọi thứ tiếng ồn ào của đường phố. Quyền được sống trong bình lặng của người dân coi như không được ai quan tâm.
Ở Bình Thuận có tin dân xây nhà bừa bãi trên đất làm ruộng , rồi bán . Phạt ư, họ không cần. Trong chuyện này, họ cũng thích là làm chẳng có phải trái gì cả. Chẳng phải cũng là một trường hợp dân bắt chước chính quyền ở nhiều địa phương hay sao?
SỐ TRUY CẬP online