NƯỚC TÔI DÂN TÔI 2006-2007

Một cuộc sống đầy lúng túng
2006

Một chủ đề của những ghi chép này : cuộc sống đầy lúng túng

Ngày 5-9, trời mưa, đường Lê Duẩn ngập tới 1,2 m. Mưa từ trưa mà tới 15h, còn ngập gần hết cả bánh xe máy

Xã Thái Đô huyện Thái Thụy Thái Bình, bỏ ruộng làm tôm, mấy năm liền do không có kinh nghiệm nuôi nên tôm chết sạch. Giờ cả xã nợ tới 300 tỉ. Bữa cơm các gia đình trống trơ. Nhiều người bỏ làng đi
Trên TV, những cái cống dẫn nước ọp ẹp, môi trường nuôi tôm không bảo đảmH. Trông chỉ thấy trắng đồng. Giờ có đưa cây lúa trở lại cũng khó.

Tối 10-9, TV đưa tin, trong số hơn 30 tỉnh có kế hoạch nuôi bò sữa thì 4 tỉnh đã tuyên bố phá sản

Ở Mỹ Hào Hưng Yên, nhiều gia đình lỗ vốn 300 triệu trong đó nợ nhà nước 150 triệu
Dự tính làm đến đời con đời cháu cũng không đủ để giả nợ

Truyền hình không nhấn mạnh lắm, nhưng đã kịp lưu lại một câu nói của người nông dân, có sự phá sản này là tại một chính sách nào đó

Thế mà chẳng ai nhận cả .


Một người bạn tôi kể Hồi đói kém sau cải tổ, chó ở Belorusski bị ném ra khỏi nhà thành chó hoang. Những ngày lạnh, nó chui vào các metro

Ở ta có chuyện nuôi gấu lấy mật. Lấy ghê quá, mật nó không kịp hồi phục chức năng . Mật gấu bây giờ bán rẻ đâu có 10 ngàn/cc mà không ai mua. trước, nửa lạng vàng
Rút cục, có những con gấu quái gở. Nó không còn là gấu nữa. Thả nó về rừng, nó sẽ chết. Vả chăng luạt nhà nước không cho vận chuyển nó. Chính sự tồn tại của nó là phi pháp

Lại nhớ chuyện một bà mẹ có hai con con hy sinh thì cho cái thẻ liệt sĩ, con sống sót trở về thì mang về bao thói xấu,bà mẹ phải nuôi báo cô không xong


Dư âm chiến tranh
Bà Phạm Chi Lan nói 91% vốn của các doanh nghiệp mới cổ phần hóa là tiền nhà nước.
Tức là các quan chức dùng tiền nhà nước đi buôn hoặc sản xuất, lãi thì đút túi mình, lỗ thì nhà nước chịu

Một đống bã
Cũng ô Doanh Lạc lõng còn đáng sợ hơn lạc hậu

Lạc hậu là gì ? ai cũng biết
Còn đây là lạc lõng : dân cho chì vào tôm mang bán cho Tây ; hoặc cơ quan nhà nước nhập xăng pha chì…
Thế giới người ta không tưởng tượng được

Xã hội rời rã
Ông Lê Đăng Doanh viết : cái chính là bây giờ, các xí nghiệp VN phải liên kết lại. Chứ không thì không thể cạnh tranh với nước ngoài

Sự bơ vơ của kiếp người
Bài trên TTVH : một nhà buôn nói dân mình chẳng ai chịu làm thuê, chỉ thích làm chủ
Cuộc sống tha hóa : vườn hoa HN thành nơi ăn mằm của những người quá nghèo, nhà quá chật

Còn Sân vận động Mỹ Đình thành nơi gọi là cho người ta thuê chiếu để ngồi lai rai bè bạn. Và là bãi đáp cho trai gái ngủ với nhau

26-8
Thực chất của cái câu ông LDDoanh nói trong TBKTSG ( lạc lõng còn đáng sợ hơn lạc hậu ) là gì ? Là ý nói có nhiều cái ở XH VN, ngoài quy luật. Nó thuộc về thời nảo thời nào .
Tin k/t : nhiều xí nghiệp quốc doanh, không những không tiến lên mà quay trở lại thời bao cấp
Cái này đã có ngay từ lúc đổi mới

7-9-06
Hai cái lý của UB ND TP Hải Phòng xin giảm tội cho GĐ Sở tài nguyên môi trường : ông ta có công trong quá trình tham gia Cách mạng
Và vụ Hồ Trị An còn nặng bằng mấy, mà có sao đâu?

V/đ Công và tội ta sống với hôm qua hay hôm nay

5-10
Hội nghị lý luận phê bình : nhiều người đi để chơi ( Đỗ Chu nói bây giờ là chơi gái )
Những ý kiến nghiêm túc không bị cấm nữa, nhưng nói ra không ai để ý. Nó trở thành vô hiệu.
Sau hội nghị, bắt đầu có nhiều bài xì ra những chuyện nhảm trong hội nghị : ông Thỉnh thanh minh, ông Thỉnh khoe bảo vệ người này người khác.

6-10

Tin bên du lịch : một Tây ba lô khái quát là HN chỉ đi nửa ngày là hết
G/đ Sở chỉ nói tiềm năng . Còn cấp dưới thì nói không sao kiểm soát được tình hình: người ta làm du lịch như ăn cướp của nhau

Tôi nhớ : một cán bộ nghiên cứu du lịch bảo nay chỉ cần khai thác theo diện rộng, mỗi ngày thêm một ít người mới . Chưa thể tính việc họ quay trở lại

8-10

Một số ý cũ
El Sola ; người Việt mình sợ cái mới
và người mình nhạt lắm

14-10
Khách du lịch Tp HCM ra Hà Nội than thở chuyện sáng dậy khách sạn không có ăn sáng

Còn du khách vào TP HCM thì kêu trời vì chuyện các bảo tàng không mở cửa vào buổi trưa. Một người bực vì chuyện mấy ông xích lô đã biết bảo tàng đóng cửa mà vẫn kéo người ta đến

Năm ngoái tôi đề nghị các báo phải ra cả số tết.Thế là nhiều nhà báo trẻ ấm ức, ai cấm ông nghỉ mà ông bắt chúng tôi nghỉ, hại nhau quá

21-10
TT&VH số ra hôm nay: một du khách nước ngoài sợ dân địa phương đến chèo kéo, phải bỏ Chùa Thày chuồn thẳng, mồm lẩm bẩm : Tôi không cần

23-10
Một bài báo ca ngợi làng Việt kiểu như Toan Ánh thường viết
Một người khác bác lại ( theo giai điệu một bài hát )
"Làng tôi có BIN ĐINH cao ngất từng xanh, có CÔNG AN lơ lửng vờn quanh...nhà dân.... Làng tôi bao TRẺ EM nheo nhóc gầy khô, các QUAN TO vơ vét sạch kho, miệng hô (nhờ ơn) Bác Hồ...."


25-10
Đọc bài Lý Đợi TT&VH (21-10-06) về nạn tranh giả, có cái ý rất hay : người ta thích tranh giả hơn tranh thật. Các họa sĩ vẽ một bức tranh bán được, liền vẽ tiếp những bức giống thế
Các nhà sưu tập không phân biệt được đâu là tranh thật đâu là tranh giả.Người ta không mua nữa hoặc mua với giá thấp
Ở Singapore có những bức tranh lên tới 100 ngàn đola, thậm chí 250 ngàn
Tranh VN cao nhât là 100 ngàn ( rất hiếm )
Tìm mua một bức tranh thật khó khăn

Trong các cuộc bán đấu giá, tranh VN được đặt rất thấp, là bét so với khu vực
Vì – người ta bảo – thị trường khó kiểm soát

Một ông ở Tổng cục thanh tra: toàn hô hào cải cách hành chính nhưng không ai biết phải làm gì

28-10
Ghi từ các bản tin :
thế giới sẽ phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn
5 cường quốc vao 2025 : Mỹ Trung quốc Nhật Ấn Độ Đức

Một bài về Trung quốc
Công dân Trung quốc hiện nay “ một cá nhân có ý thức về mình và thế giới hơn là một người tự do;một kẻ sẵn sàng chống đối hơn là kẻ thuần phục “

Mọi người hay nghĩ phồn vinh kinh tế dẫn đến ảo tưởng thay đổi cơ chế chính trị
Nhưng không mang lại dân chủ

Mọi người Trung quốc đều thấy rằng họ phải xem xét lại xã hội

Điều ám ảnh các nhà lãnh đạo là duy trì quyền lực chứ không phải bảo vệ lợi ích nhân dân

Các tập tục cộng sản tỏ ra rất bền: người ta đến với nó một cách tự nhiên

Sự trỗi dậy của một trào lưu mới không phải dựa vào tự do mà vào công lý

Từ đầu thế kỷ XX châu Âu không ngừng quyến rũ người Trung quốc. Nhiều người cho rằng trong cách thức thoát khỏi truyền thống có chứa cái phép màu cho phép TQ bước vào xã hội hiện đại

Phải tìm cho ra mối quan hệ giữa truyền thống và những khái niệm hiện đại về tự do bình đẳng công lý thị trường


25-11

Tờ Nông thôn ngày nay có lần nói rằng nông thôn bây giờ toàn hàng giả
Tờ Thanh Niên thì kể về một làng chuyên làm kẹo đóng nhãn hiệu mà các chủ xưởng bảo con cái trong nhà hàng giả đấy không ăn được đâu


Khoảng 21-10 HN có một trận mưa lớn, Hà Nội nhiều khu phố tắc đường vì ngập nước và rác trôi đầy đường, không hiểu sao rác nhiều như vậy

Trần Nhương viết trên Talawas Trần Đăng Khoa thần đồng nói tục

9-12
Sau 10 năm trở lại Lê văn Hưu, thấy đại khái vẫn như cũ
Mọi người già đi một chút, nhưng vẫn dáng điệu ấy cách sống ấy

16-12
Bài trên TT&VH : nếu tôi là người phụ trách Tổng cục du lịch tôi sẽ thử làm dân du khách xem sao, người ta kêu gi

2007

7-2
Banglades có 80 triệu dân, xưa toàn dùng nước hồ ao. Dăm năm nay dùng nước giếng. nay phát hiện ra nước ngầm bị nhiễm thạch tín. Nhiều người ung thư

Số Tết TBKTSG :

Bài Trần Văn Thọ khi đi vay ODA, không nên quỵ lụy quá. Cần nghĩ có lúc phải trả giá.
Bai Ng Ngọc Điện : Cá nhân con người VN rất khó định vị trên bản đồ tâm lý

Có tin Quảng Châu cấm hẳn xe máy, dù trước kia đã rất ít
Người ta sợ xe sẽ tràn sang HN

Nhất định lúc nào đó phải viết rằng cái thế giới xe máy này là thế giới quá kỳ dị
Đầu cầu Long Biên có trạm đăng ký xe máy
Mỗi lần đi qua, tôi lại ngại ngùng Lại thêm những phần đường eo hẹp của tôi bị tước đi dù không biết ai là người có lỗi.

Một bài viết về Camerun trên KH&TQ
Đó là một nơi mà nhà nước ăn cướp của dân. Cuộc ăn cướp bắt đầu từ ngoài đường
Thế giới ở đây: thế giới đảo ngược


26-2
Hôm qua VTV đưa tin : 50% thuốc ở châu Á là thuốc giả, nguồn chính là từ Trung quốc
TTVH số tân niên : Trong lòng người TQ nhất là lớp trẻ, tết vừa qua cho thấy nó không còn thiêng liêng nữa

4-3
Thấy có tin đưa mấy quận chính ở Hà Nội bắt đầu tổ chức mỗi gia đình có hai thùng rác, một có thể tái chế thành phân, một là các loại rác công ngiệp

Lạ hơn có những nơi có những hố rác chôn lậu
Các tin chứng khoán cho tôi cảm tưởng bọn nhà giàu hùn với chính quyền tìm cách lôi từng đồng tiền ra khỏi túi dân

Nhiều mỹ phẩm giả có hại nhưng không sao kiểm soát nổi, và người ta chỉ còn cách khuyên nhau thận trọng

6-3
Nói chuyện với anh PD Hiển :
-- Tôi đến Los Angeles và chỉ lạ là sao con người VN ở đây giống con người Việt tôi gặp ở Moskva, mặc dầu họ có một môi trường hoàn toàn khác
-- Sau 1975, bao nhiêu người Việt đi ra nước ngoài và tôi chỉ thấy những người làm khoa học loại xoàng, không sao đạt tới trình độ mà bọn Nhật hay bọn Hàn quốc nó đạt tới

7-3
Nhiều khu nghỉ mát có nguy cơ xóa sổ vì các bãi rác

Đà Lạt nóng lên kỳ lạ Con người đang “bức tử” thiên nhiên Đà Lạt
(Nhân đọc bài “Đà Lạt nóng!”, Tuổi Trẻ ngày 6-3-2007)


Đà Lạt trong sương mù như thế này là hình ảnh khó tìm thấy ngày nay (ảnh chụp năm 2005) - Ảnh: N.C.T.
TT - Tôi từ miền Bắc vào Đà Lạt công tác cách đây tròn 30 năm, giờ đây không khỏi chạnh lòng mỗi lần nhớ về vùng đất một thời nổi tiếng là “vương quốc của các loài hoa và bốn mùa sương phủ”.
Hồi ấy không ít du khách, trong đó có đoàn sinh viên trẻ chúng tôi vừa ra trường, dạo quanh thành phố lạnh ngỡ ngàng thốt lên: đúng là quê hương của các tiên nữ, bởi khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm như món quà tạo hóa ban cho các nữ sinh lớn lên được khoác trên mình làn da trắng hồng, mượt mà hiếm nơi nào có được.
Những năm 1980, dọc các con đường vòng quanh hồ Xuân Hương, rồi từ nhà hàng Thanh Thủy ngược lên Võ Tánh (nay là đường Bùi Thị Xuân) hay đường Trần Phú từ nhà thờ Con Gà, Dalat Hotel về khu du lịch thác Cam Ly, dưới tán rừng thông vi vu gió thổi, đi tới đâu cũng thoang thoảng mùi dạ lý hương êm dịu, lâng lâng lan tỏa.
Thế nhưng, ngày nay với nhiều nguyên nhân khác nhau, cảnh quan, môi trường sinh thái, đặc biệt là khí hậu se lạnh của Đà Lạt, đang từng ngày từng giờ bị con người phá vỡ một cách khủng khiếp, có thể coi là đang bị “qui tập” tiến dần về... sa mạc. Bình minh không còn màn sương phảng phất bay qua cành cây, ngọn cỏ. Chiều về vắng hẳn tiếng chim họa mi gọi bạn. Nhiều con đường, ngõ xóm đầy ắp những dải hoa hồng hoang sơ mà kiêu sa bốn mùa khoe sắc bị xóa sổ, những cây thông cổ thụ được “dọn sạch”, thay vào đó là nhà xây kiên cố, quán xá chen chúc, chật chội. Hệ thống thác nước khô kiệt dần.
Bây giờ người ta cũng nói nhiều về hoa Đà Lạt, nhưng hoa Đà Lạt bây giờ không phải là đặc trưng nguyên thủy của hoa vùng này mà được con người nhân giống bằng khoa học công nghệ, can thiệp để “bắt” hoa nở lúc nào, màu gì theo khuôn mẫu, lộ trình sắp sẵn, điều này hẳn nơi nào cũng có thể làm được, riêng gì Đà Lạt đâu! Trước đây đặc sản của Đà Lạt như bông atisô hầm giò heo, bắp cải Đà Lạt cuốn chặt, ăn ngon không thể nhầm với bất cứ sản phẩm nào cùng loại trồng ở địa phương khác, địa lan Đà Lạt nhìn vào là biết ngay, nhưng bây giờ sản vật đó cũng bị khí hậu khắc nghiệt cuốn theo, đang dần chỉ còn là ký ức.
Hãy cứu lấy cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái của Đà Lạt, để Đà Lạt mãi mãi là nơi dừng chân nghỉ mát huyền diệu của du khách.
NGUYỄN TIẾN ĐẠT (giám đốc BHXH huyện Đức Trọng, Lâm Đồng)
* Tôi là người đam mê Đà Lạt và đã đặt chân lên đây rất nhiều lần. Tôi thấy vấn đề phá hủy môi trường, cảnh quan thiên nhiên của Đà Lạt không chỉ là vấn đề riêng của Đà Lạt mà là vấn đề chung của xã hội. Chính phủ hãy cứu lấy Đà Lạt, hãy kêu gọi mọi người chống lại những hành động phá hủy những gì mà thiên nhiên ban tặng cho Đà Lạt hàng trăm năm qua. Hãy để Đà Lạt mãi là thành phố của ngàn hoa, thành phố của thông reo, thành phố của cái se lạnh đặc trưng vùng khí hậu ôn đới.
Theo tap chi Tia Sáng


Việt Nam không còn là quốc gia giàu nước
11:04:47 02/04/2007

Tình trạng thiếu nước sạch của Việt Nam đã được cảnh báo nhưng chính thức từ hôm 22-3, nhân Ngày Nước Thế giới, Việt Nam mới bị đưa vào danh sách những quốc gia không còn giàu có về nước.
"Từ một quốc gia có tài nguyên nước dồi dào, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ thiếu trầm trọng nguồn nước sạch. 2/3 trong 80% dân số sống ở nông thôn bị các bệnh liên quan đến chất lượng nước. Nước không bảo đảm vệ sinh cũng làm 27% trẻ em dưới năm tuổi bị suy dinh dưỡng” - TS Lê Bắc Huỳnh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, cảnh báo. TP

7-4
Một trăm nhà khoa học chuyên về khí tượng thủy văn họp mặt cảnh báo trái đất nóng lên, nhiều vùng như tiểu Sahara châu Phi thiếu nước. Còn các đồng bằng rộng lớn ở châu Á sẽ chìm trong ngập lụt
Trong khi đó TT&VH có tin nhiều khoa của Đại học không có sinh viên. Rõ nhất là khoa thiên văn, vật lý địa cầu
Ngay các khoa Nông lâm ngư cũng không mấy ai học

DƯ ÂM CHIẾN TRANH
V N hiện còn 800.000 tấn bom mìn chưa phá

Ở một xã Nghĩa Đàn, dân mắc ung thư. Thì ra trước đây có mấy bệnh viện sơ tán về đấy họ chôn DDT.

8-5
TT 6-5 : Tp Trịnh Châu Hà Nam TQ, 2.000 cán bộ tập trung nghe các phạm nhân là người từng tham nhũng kể chuyện

VTV tối 7-5 : một cánh diều làm bằng tre và giấy, nặng tới 800kg, được người Nhật đưa lên trời bằng công sức của cả ngàn người.

Đâu một tháng trước đã nghe dân Hưng Nguyên Nghệ An trả ruộng vì thủy lợi phí cao quá
Tối 7-5, nghe VTV đưa ở Thái Bình, dân trả cả ruộng tốt. Vì tính ra hạt thóc làm ra quá rẻ, trong khi khi làm nghề khác – bất cứ nghề gì, cả nghề nhặt rác cũng lãi hơn nhiều
Ô Tương Lai viết cả một bài đăng ba kỳ báo Nông thôn ngày nay, nói về những bất mãn đang âm ỉ ở nông thôn, và cảnh cáo là đừng để cho tình trạng như vụ Thái Bình 1997 trở lại. Bài sau đăng lại cả ở báo Văn nghệ.
“ Một cân thóc bốn mươi khoản đóng góp ‘
9-5
-- Các đê đập ở Nghệ An : đụng đâu vỡ đấy
-- Bà Yến kể : Chợ có nhiều nữa thanh niên đến xin việc, tự phát mà xin.
Nhớ câu thơ Nguyễn Duy “ người đi như xác chết trôi giữa đường “
-- Báo Tiếp thị 3-5 một kênh thủy lợi ở SG, chi đến 376 tỉ, bị vô hiệu hóa vì nước thải các nhà máy
VTV tối 9-5 : Huyện Nhà Bè, dân không có nước. Một số nhà khác phải đi mua. Có khi có tiền không có nước mà mua

Tỉnh Vĩnh Phú bị báo NTNN tố cáo : Phá rừng nguyên thủy ở Tam Đảo để làm du lịch.

2-6
Tối 30-5 có tin : ngành sản xuất chè ở Mộc Châu bị đe dọa. Nhiều người từ đâu đến, rủ rê dân bán chè, bán cả chè chưa thành chè, cả cành cả ngọn, gọi chung là chè vàng ( như nhạc vàng ). Mục đích của họ là cốt làm cho dân địa phương ham lợi tự tàn phá vườn chè mình, được ít tiền chạy lăng nhăng, sau đó rơi vào cảnh thất nghiệp.
Các xí nghiệp chè nhà nước lo lắm nhưng không biết làm thế nào.

Về chuyện thi tốt nghiệp phổ thông. Năm nay các đoàn kiểm tra được tung đi khắp nơi. Và người ta cho biết chi phí mất tới 45 tỉ. Làm sai,không được việc, mà về sau, chữa cái sai ấy lại tốn tiền nữa.

6-6
Nông dân Hà Nam bán ruộng, hình như là có những người mua để bán lại ( khi nhà nước đền bù thì họ sẽ vớ to, nông dân thật ra là dại chỉ ăn những miếng nhỏ )

13-6
Mùa vải này, dân Thanh Hà ( Hải Dương ) khổ vì được mùa. Năng suất cả tỉnh 50.000 tân, riêng Thanh Hà 30 ngàn.
Tiêu thụ đâu chỉ được 5%. ( Một cái mốt của dân thành thị : cái gì rẻ thì họ không ăn )
Riêng việc thuê người thu hoạch đã thấy ngại. 50 ngàn đồng cơm nuôi. Mà vải thì chỉ 4 ngàn một cân.
Trưa 13-6 có tin
Vào WTO kinh tế VN càng nhập siêu trầm trọng. Sáu tháng đầu năm mức nhập đã tăng 26% so với năm trước

VTV hôm qua tin đưa Hà Nội “cưa bớt “ các nhà xây dựng sai phép. Mới làm được 4 ngôi. Tổng số nhà xây không đúng phép tổng cộng tới 4.000


).

BAI TREN vn NET 19-6
"Dù kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với nhiều rủi ro và thách thức không tránh khỏi của một nền kinh tế đang phát triển thì nhịp độ tăng trưởng kinh tế sẽ vẫn tiếp tục được duy trì nhờ 4 nhân tố chính", ông Fan nói.
Nhân tố đầu tiên theo ông là tiến độ cải cách nhanh chóng và đồng bộ của Trung Quốc. "Một trong những cải cách quan trọng nhất và kịp thời nhất là việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Trong 10 năm qua, 27 triệu công nhân mất việc đã có được công việc mới tại các công ty đã cổ phần hoá xong", ông dẫn chứng.

Nhân tố thứ hai là việc Trung Quốc vẫn đang ngày càng mở rộng cửa hội nhập với thế giới và đón các dòng vốn, dòng người vào tham gia các hoạt động kinh tế tại nước này. Ngay cả những lĩnh vực được cho là quan trọng, nhạy cảm nhất của nền kinh tế như ngân hàng, năng lượng, viễn thông... cũng đang từng bước được mở cửa cho giới đầu tư.

Nhân tố thứ ba là sự tập trung và quan tâm cao độ của Nhà nước đối với mảng giáo dục và công nghệ. Ông Fan cho rằng Chính phủ đã chi những khoản tiền khổng lồ và tập trung nhân lực đông đảo để phát triển và hỗ trợ phát triển giáo dục và công nghệ. "Hiệu quả sẽ đến thực sự trong tương lai, nhưng ngay bây giờ nó đã là nhân tố đảm bảo cho sự tăng trưởng vững vàng của kinh tế đất nước", ông Fan nói.

Nhân tố thứ tư là công cuộc đô thị hoá đang diễn ra và vẫn còn đất để diễn ra trong tương lai dài tại Trung Quốc. Theo ông Fan, đô thị hoá đã giúp hướng nền kinh tế tới gần với các quy luật kinh tế thị trường hơn và giúp tăng cường đầu tư, đặc biệt là đầu tư mới các công trình hạ tầng cơ sở.
5 xu hướng phát triển kinh tế Trung Quốc 2007- 2010

Trong một báo cáo nghiên cứu đọc tại Diễn đàn hợp tác châu Á Bác Ngao diễn ra tại Trung Quốc từ ngày 20-22/04, Ngân hàng đầu tư Mỹ Merrill Lynch cũng có đưa ra 5 xu hướng phát triển kinh tế Trung Quốc trong giai đoạn 2007-2010.

Xu hướng phát triển kinh tế đầu tiên là việc bùng nổ tiêu dùng trong nước. Tăng trưởng thu nhập tăng cao theo đà tăng trưởng GDP đất nước chính là yếu tố hậu thuẫn cho xu thế này. Đối tượng sẽ hưởng lợi không ai khác chính là các đại gia bán lẻ ở nước này. Các công ty phát hành thẻ tín dụng và các dịch vụ thanh toán điện tử cũng sẽ được lợi.

Xu thế thứ hai là sự tăng trưởng xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ vẫn tiếp diễn. Trung Quốc sẽ đầu tư những khoản tiền lớn vào đường sắt, tàu điện ngầm, sân bay, năng lượng và các cơ sở hạ tầng thiết yếu khác đối với một nền kinh tế đang phát triển. Nông nghiệp nông thôn cũng sẽ được chú trọng đầu tư lớn.

Xu thế thứ ba là mô hình tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ thay đổi theo hướng nghiên cứu về chất lượng nhiều hơn số lượng. Việc thắt chặt sử dụng đất cho kinh doanh, sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm, bảo vệ môi trường và đánh thuế tài nguyên cao hơn... sẽ là những động thái dễ thấy từ xu thế đó.

Xu thế thứ tư là việc mở rộng đổi mới, cải cách về kinh tế và xã hội. Các chiến dịch chống tham nhũng, tự do hoá tài chính và chuẩn hoá hệ thống thuế má sẽ được tập trung cao độ trong giai đoạn 2007-2010.

Xu thế thứ năm là việc cơ cấu lại doanh nghiệp sẽ được đẩy mạnh, tăng tốc. Để đảm bảo tính cạnh tranh, các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ cải tổ nhiều về cơ cấu thông qua việc mua bán sáp nhập, liên doanh liên kết với các đối tác chuyên nghiệp và đổi mới phương thức đầu tư cũng như mua sắm tài sản cho doanh nghiệp.
19-6
Trên cả nước 1/3 số học sinh thi tốt nghiệp phổ thông trượt. Có những trường trượt 100%. TP HCM đạt kết quả cao nhất trong khi có những nơi như Tuyên Quang như sau --Kết quả đỗ tốt nghiệp THPT 14,24%.
--Cả tỉnh chỉ có 2 thí sinh của Trung tâm GDTX tỉnh đỗ tốt nghiệp bổ túc THPT trên tổng số 918 thí sinh dự thi. Trường THPT chuyên Tuyên Quang có kết quả đỗ cao nhất 99,58%.
-Cả tỉnh chỉ có 1 HS đỗ tốt nghiệp loại giỏi, 16 HS đỗ loại khá, còn lại là đỗ trung bình

Phát triển đại học quá mức, 1 sinh viên chỉ có 0,24 cán bộ trung cấp
Bộ phận kiểm tra Sở y tế TP HCM thú nhận không dám công bố nước tương có hàm lượng chất gây ung thư quá mức vì sợ nếu nhầm, người ta kiện lại .
Bài trên TT&VH của Đỗ Doãn Hoàng : các quan chức kêu gọi lương tâm ở người kinh doanh, nhưng dân kêu gọi chính họ phải có lương tâm.
Báo chí nói rõ chè vàng đúng là do bên Trung quốc họ đứng ra thu mua, xúi người mình gom để họ mua. Lâu nay mình có thứ chè xuất được là chè Shan Tuyết. Nhưng thực ra TQ chỉ mua về để trộng thêm vào chè Phổ Nhĩ của họ
Các Cty chuyên đi đòi nợ bị CA sờ gáy. Họ dùng nhiều biện pháp trái pháp luật, hai loại người được họ thuê là thương binh và lưu manh
19-6
Nhìn trên đê sông Hồng : con người thời đại là một thương binh, dạy sớm, lấy chiếc xe chuyên dụng ( cải tiến từ xích lô? )để chở hàng lậu .
ĐCTính kể mấy tấm ảnh nổi tiếng chụp trong chiến tranh là ảnh giả
Ảnh Mai Nam, máy bay rơi là chắp từ ngoài vào
Xẻ dọc Trường Sơn của Minh Trường là chụp ở Hòa Bình ( lính đội mũ cối )

Một hai tháng nay có cuốn Ở lưng chừng thời gian của nước ngoài nói về VN nhưng không ai nhắc nhở

Trước đó NXB của tôi không dám in .
Lại nhớ có hôm TV quay cảnh buôn lậu ở Lạng Sơn. Người ta làm theo lối đánh du kích. Cứ có thuế vụ công an thì họ giấu mình chờ thời, nép vào một chỗ, đến khi những đại diện của pháp luật lơ đi thì họ vù một cái, lao xe ra. Chỉ có những người không sợ chết mới dám cản đường họ.

Có cảm tưởng xã hội bị chia làm nhiều mảng, ai ghê gớm chiếm được mảnh nào ăn mảnh đó

28-6Trên 20 triệu dân bị ảnh hưởng vì sa mạc hóa

..
Trong 9 triệu ha đất hoang hóa ở VN (chiếm 28% diện tích cả nước) có 4,3 triệu ha đã và đang bị thoái hóa, sa mạc hóa, ảnh hưởng đến đời sống của trên 20 triệu dân.
Con số trên được đưa ra tại hội nghị triển khai chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hôm nay,28-6-07.
Theo Bộ Nông nghiệp, trong 4,3 triệu ha đang chịu tác động sa mạc hoá của Việt Nam thì có tới gần 90% là đất trống, đồi trọc bị thoái hoá mạnh, đất bị đá ong hoá do hậu quả của nạn phá rừng và sử dụng đất không hợp lý. Số diện tích này tập trung tại 4 vùng: duyên hải Miền Trung, Tây Bắc, Tứ giác Long Xuyên và Tây Nguyên. Bình Thuận có tỷ lệ đất bị sa mạc hóa cao nhất nước, chiếm tới 1/3

Mạng viet-studies đưa tin
Slides về tương lai đại học "top class"(?) ở VN, do Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân trình bày tại New York ngày 20-6-07. Xem qua mấy cái slides này, một ông bạn của tôi có lời bình: "Tôi đọc xong mấy cái slides này mà chán quá. Không kể lỗi tiếng Anh nhiều hơn cả trong các slides của tôi. Chẳng có lúc nào ông bộ trưởng cho thấy được một cái nhìn tổng thể và những bước đi cần có để cải tổ ĐH VN. Không một lộ trình, không một con số ngân sách dự trù theo từng giai đoạn nhỏ trong cái giai đoạn lớn tới 2020. Toàn những ước mơ chẳng biết dựa vào đâu, vài con số cụ thể thì lại không tin được

Nói tóm lại, cải tổ ĐH mà không tống cổ vài ông bà thứ trưởng, vụ trưởng của cái bộ GD-ĐT hiện nay thì chỉ làm trò cười cho thiên hạ, trong khi thanh niên thì khóc ròng."

30-6
Một trường học ở Cầu Giấy mới khai trương, có khẩu hiệu “ Nhà trường văn hóa, học sinh văn minh thanh lịch “.Tức là nhiều nhà trường ở ta chưa phải là đơn vị văn hóa
Nhiều nơi như TP Hà Nội dự định tăng học phí mầm non lên hai ba lần.Vì lương khởi điểm đã tăng
Một số tin tháng 6-07

Hội thảo KT châu Á
Tuổi trẻ nơi đây dễ tổn thương trước tác động bên ngoài
Thiếu cơ chế điều chỉnh
gợi ý nên chú ý tăng nhu cầu nội địa, giảm tỷ trọng đê khỏi phụ thuộc xuất khẩu

Về tâm lý : tự thỏa mãn là rủi ro lớn nhất

Công nghệ VN toàn nhập nguyên liệu nước ngoài
Ngay cả thức ăn trong chăn nuôi
mỗi năm VN chi hàng tỷ USD để nhập nguyên liệu cho loại thức ăn này

Đầu 7—07
Có hôm TV quay cảnh buôn lậu ở Lạng Sơn. Người ta làm theo lối đánh du kích. Cứ có thuế vụ công an thì họ giấu mình chờ thời, nép vào một chỗ, đến khi những đại diện của pháp luật lơ đi thì họ vù một cái, lao xe ra. Chỉ có những người không sợ chết mới dám cản đường họ.

Có cảm tưởng xã hội bị chia làm nhiều mảng, ai ghê gớm chiếm được mảnh nào ăn mảnh đó

11-7
Ông Phạm Phụ nói, trên TTCT 21-6
: nơi nào giáo dục kém, nơi ấy mất vai trò cạnh tranh
Giáo dục ở Thái lan ; 83,1% học sinh tốt nghiệp phổ thông vào đại học
Malaisya mới phát triển đại học từ 1962, 1995 đã có 500 ngàn sinh viên từ các quốc gia đến học
Ô Pierre Darriulat, chuyên gia Pháp : Sinh viên cần được quan niệm một cách “lỏng”. Nhiều sinh viên học được vài năm không thể theo được nên cho họ thôi. Nên tập trung lo cho đám giỏi.

Nên tin ở lớp trẻ, nhường chỗ cho người giỏi trong các việc trong nước. Nếu không, còn chảy máu chất xám

Đại học nước ngoài : Trước khi vào có một năm dự bị
Để xem anh có hợp không, nếu không cho anh chuyển
Ở Mỹ chẳng hạn, một sinh viên đang học muốn chuyển khoa, cần 5 phút là xong. Ở VN không làm thế

TTCT 8-7
Về cách tổ chức Ngân hàng ở VN : nguyên tắc độc lập của ngân hàng ở các nước được đề cao, ở ta thì ngược lại. Chính quyền các địa phương tùy tiện thao túng, kể cả đưa người của mình vào “ Không thể phủ nhận chúng ta đang xa rời các chuẩn mực quốc tế ‘

Bài của tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở TP HCM : Cổ phần hóa là gì là chuyển cho nhiều cơ quan nắm giữ quyền sở hữu về tư nhân chứ không phải loanh quanh xẻ nhỏ cho các cơ quan nhà nước
“ Sẽ thật sự là cổ phần hóa bắt đầu vào ngày mà người ta triệu tập cổ đông để sa thải BGĐ cũ “

TT&VH 10-7-07
Giám đốc Viện Goethe ở HN
VN thay đổi về kinh tế nhanh, nhưng về văn hóa không theo kịp
Các nghệ sĩ VN ít hiểu về những thay đổi trên thế giới
Một họa sĩ Đức vẽ người theo lối vẽ ngược Người Việt không sao hiểu nổi. Một nhân viên quản lý đã hỏi : có gì nhầm chăng ; đến lúc báo chí đưa ảnh triển lãm, tranh vẫn bị quay xuôi

NTNN 11-7
Với việc mở mang công nghiệp khoảng gần một triệu nông dân mất đất, gần hai triệu bị ảnh hưởng
Ô LDDoanh : Ở Đài Loan, lấy đất, đền bù tiền cho nông dân, chỉ đưa cho họ một phần. Còn phần nữa, bắt xí nghiệp bán cổ phiếu cho họ. Tập cho họ làm cổ đông
Ô. Doanh nói tại bọn quan chức nước mình vô trách nhiệm
Nh : tại họ không tưởng tượng ra việc đó được

Ô Hoàng Tụy hay dẫn lại câu của Einstein “trí tưởng tượng quan trọng hơn tri thức”. Nhưng nên nhớ trí tưởng tượng chân chính là dựa trên tri thức, kết tinh từ tri thức

TTCT 22-7
Ở Quảng Nam, mấy ông cán bộ đầu ngành,tức giám đốc Sở, khi có khuyết điểm thì được rút về làm … Phó ban Tổ chức tỉnh ủy
Khi được hỏi thì ông Trưởng ban bảo rằng không muốn nhận cũng phải nhận. Và không ai chịu từ chức cả


Trưa 24-7, VTV1 đưa tin ở Dung Quất, có một loại tai nạn khủng khiếp : xe tải chở đá,đá lăn xuống đường, nghiến phải xe máy và người, có khi lăn cả vào nhà dân.

Xã hội có còn lý tính nữa chăng ? có sự tự kiểm soát chăng ?

Các vụ tai nạn, người ta có xu thế đổ lỗi cho ô tô, xe buýt
Tôi có cảm tưởng tại xe máy nhiều nhất
Bản tin TLTK đưa : Ở Trung quốc người ta sợ dân quê vào thành phố, khi đó sẽ là ác mộng
Ở VN, ác mộng đó là cuộc sống hàng ngày

Có tin hãng Honda mở thêm nhà máy sản xuất xe máy ở VN, một năm 500 ngàn xe
Không thấy ai kêu giời cả

Tối 24- 7, Nghe nói TQ bị sa mạc hóa, phải trồng một loại cây liễu để giữ đất, về sau loại liễu này vẫn dùng làm giấy
Ở VN cũng sa mạc hóa, nhưng không phải do thiên nhiên mà là do con người ( trồng cấy bừa bãi )

25-7
Cách đây một năm, có chuyện hôm trước nhà nước không nói tăng giá xăng, hôm sau tăng liền
VNN 17-8 Thống kê của Ban chỉ đạo PCLB TƯ cho thấy, tính đến 17/8, bão số 2 đã làm 130 người bị thương, gây thiệt hại nặng nề về vật chất. Tổng thiệt hại đã lên đến gần 2.200 tỷ đồng. Trong đó, nặng nhất là Hà Tĩnh (642 tỷ đồng), Quảng Bình (gần 621 tỷ đồng).
1.850 ngôi nhà bị ngập, trôi; 170.600 nhà khác bị hư hại; 345 phòng học phải sửa chữa; 61 bệnh xá cần được khắc phục.
Ngoài ra, mưa lũ đã làm ngập 66.400ha hoa màu; sạt lở 755.000m3 thuỷ lợi và gần 1 triệu m3 đất đá đường giao thông...
20—7

Vụ tượng đài Điện Biên : Hóa ra chúng ta chẳng có tiêu chuẩn gì về đúc kim loại cả. Người Việt xưa nay đâu có kinh nghiệm đưa những khối đồng lớn ra phơi ngoài trời.

--Hết lễ hội tỉnh nọ đến tỉnh kia. Trời nóng như thiêu như đốt thế này lấy đâu ra không khí hội.
Nên nhớ chúng ta xưa chỉ có những hội làng, khá hơn là hội của một khu vực, trong mùa xuân
-Một khái niệm mới về các khu đô thị : độ thân thiện với môi trường cảnh quan

--Du lịch của người Việt : du lịch mua sắm, du lịch ăn uống

Tin trên báo NTNN : 80% hoa quả ta dùng là của nước ngoài
Như thế thì nông dân sống làm sao

25 –7

Thành kể : Ở lớp viết văn ngắn ngày các giáo sư như Hà Minh Đức đến toàn kể chuyện huyên thiên, ông nhà thơ này thích ăn kiểu này, ông kia làm bài thơ tình trong hoàn cảnh kia

Ông Nguyễn Quang Ngọc khoa sử đến thì kể khoa mình được tín nhiệm được chi tiêu nhiều tiền ra sao
Ông Sử vừa nói rằng ở Trung quốc sách vở người ta giải phóng tư tưởng ra sao thì bị ông Nguyễn Chí Trung lườm nguýt

27-9
Một nhà thơ Trịnh Thanh Sơn qua đời. Người ta ca tụng ông là “Rót biển vào thơ “ Một nhà thơ khác, Phạm Tiến Duật ốm nặng. Viết về mấy bài báo của ông, người ta bảo chỗ nào cũng hàm súc những trí tuệ lớn. Lại nhớ có người đã ca ngợi đồng nghiệp của mình “ mượn bút của trời để viết “

8-10
Tuần qua có hai bài về con người đồng tính luyến ái ở các nhà văn. Một của Đỗ Lai Thúy về Xuân Diệu. Một của Xuân Anh ( nhà báo VNN) viết về Hồ Anh Thái. Bài sau đáng chú ý ở chỗ nắm bắt được những biểu hiện thoáng qua của HAThái.

(Chính danh mà nói cuộc thi truyện ngắn vừa qua của báo Văn Nghệ, giải thưởng là một ông nông dân. Nhiều cuộc thi bây giờ, giải thưởng về tay những người nghiệp dư. Cái thiếu nhất của đời sống văn học bây giờ là tính chuyên nghiệp. Chuyên nghiệp đang mòn mỏi đi )


8-10
TTCT : Trang Hạ ( người có blog được đọc nhiều nhất hiện nay ) tới 20-9 có 2,7 triệu lượt người truy cập định giới thiệu VN sang Đài loan – nhât định không mang sang nón phở áo dài

khi nói Xây dựng bảo tàng lịch sử, mấy người nói nó phải mang tính cách Việt
Nhưng tôi ngờ rằng hỏi họ thế nào là tính cách Việt họ sẽ lúng túng và nếu có cố nói thì toàn nói liều

10-10
(VietNamNet) - 72% HS Việt Nam trong một khảo sát về "chỉ số tập trung" cho biết họ cảm thấy khó khăn khi phải tập trung vào các việc học hành và ngay cả trong giao tiếp.
Thông số đo lường trên là “chỉ số tập trung Wriley” - công trình nghiên cứu quốc tế do công ty nghiên cứu do công ty Nghiên cứu Thị trường Research International thực hiện vào tháng 5-6/2007 ở 8 nước Châu Á.
Con số này được đưa ra trong hội thảo “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai” do Viện Nghiên cứu Giáo dục (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) tổ chức ngày 10/10.

Tôi nhớ một bài của tôi : Dấu hiệu của mệt mỏi và thiếu khát vọng

Biểu hiện mệt mỏi : ham chơi

9-10
25 năm không xây dựng
TT 5/10 .Chỉ có 0,58% học sinh TP HCm đăng ký ban xã hội, khi phân ban trung học
72% học sinh mệt mỏi xao nhang học tập
TT 19/10
LDD Đại hội ĐCS TQ không thấy băng cờ khẩu hiệu
Thảo luận rất cụ thể
Trông người mà nghĩ đến ta, mới đây chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) đã nhận xét các doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam đang kiếm lãi chủ yếu từ chứng khoán và bất động sản, thay vì nâng cao năng lực cạnh tranh và đổi mới công nghệ. Chắc chắn rằng chúng ta không thể kiếm lời mãi bằng các thủ đoạn ngắn hạn như vậy trong môi trường cạnh tranh như vậy và việc thay đổi các chính sách đòn bẩy đối với doanh nghiệp nhà nước đang cần thiết hơn bao giờ hết.
Một số tin đưa :
Đón trung thu trong mưa lớn và tắc đường
Sông An Cựu giãy chết
Có những cơ sở nuôi lậu gái bán qua Hàn quốc

UB thường vụ quốc hội tổng kết : chưa có cơ quan nào tự phát hiện được tham nhũng
G/s Úc : Carlyle Thayer Ở VN ranh giới công tư lẫn lộn
Phải có năng lực thế nào đó mới chống được tham nhũng

VN mất 885 triệu USD mỗi năm vì tai nạn giao thông

một người bị tai nạn chi phí y tế khoảng 4 triệu ; phải nghỉ từ 2 đến 6 tháng
người chết trên quốc lộ nhiều hơn ( Nh : nông dân )

Thanh niên TQ ra nước ngoài nói về TQ
Người TQ vẫn mang tinh thần dân tộc chủ nghĩa
Sự hòa nhập gia tăng – cần có ý thức đa văn hóa

TQ thay đổi nhiều, nhưng đó vẫn là xã hội áp bức

VNExpress
Một hội thảo nhân lực : Thanh niên thất nghiệp vì không có kỹ năng tự giới thiệu

TT, 26-10 : Đụng vào đơn vị nào cũng thấy sai phạm

14-11, thần đồng văn học Mỹ sang VN và cô bé không nghĩ mình trở thành một nhà văn nổi tiếng. Mà chỉ muốn thuyết phục mọi người đọc sách


Cô bé ngạc nhiên khi thấy VN sao nhiều xe máy thế.
một giáo sư Đại học mỹ thuật Paris sang VN, ghi nhận “ có ấn tượng đặc biệt tiếng còi xe máy ở HN (TT&VH 13-11)

10-12
Chợt người Việt phát hiện ra mình quá tàn bạo.
Báo chí đăng việc những em bé bị chủ hành hạ Những em bé đi nhà trẻ bị cô dán băng vào miệng
Những bà mẹ lấy dùi sát nung lửa dính vào mông con

Đài BBC đăng thư của một người nước ngoài, chưa bao giờ thấy con người lại thô lỗ như ở HN. Và họ bảo không đến HN nữa

Một bài trả lời phỏng vấn báo Tuổi trẻ của ông Phạm Minh Hạc : Tăng học phí là chuyện thế giới không hiểu nổi ( cùng lúc này có tin TQ bỏ tất cả các loại học phí )

Trong khi đó một công văn của Bộ GDDT vẫn không đặt v/đ người làm tiến sĩ phải có công trình đăng ở nước ngoài. Nghĩa là bằng long với hiện trạng

Nghe một người bán chiếu, tôi thấy họ cũng bảo khách, đây là chiếu xuất khẩu

Tôi có ý nghĩ, cái nhân dân khốn khổ này ( xin lỗi, không dùng được chữ khác ), không ai trị nổi, trừ nó trị nó, người nọ đầu độc hành hạ người kia
SỐ TRUY CẬP online