NHẬT KÝ XÃ HỘI 2006

Người lớn nào chẳng nhiều lúc bực vì có nhiều chuyện dạy mỏi mồm mà trẻ không nghe, ngược lại có những chuyện chẳng cần bảo, nó đã bắt chước mình thành thạo. Ví như trong việc nói dối, thôI thì chúng học nhanh lắm.
Chỗ khác nhau giữa nói dối trẻ con và nói dối người lớn là khi bị phát hiện, nhiều người lớn mặt cứ dại đI,cả người chết điếng, còn trẻ con thì chúng trưng ra bộ mặt hồn nhiên “ Ơ ! Con cứ tưởng … “ hoặc “Thế à, thế mà cháu không biết “.
Nhưng đó là người lớn ngày xưa. Chứ ngày nay, nhiều người lớn cũng giả bộ ngây thơ rất giỏi “Ơ ! sao lại thế nhỉ “.
Nghĩa là họ đang trẻ con trở lại. Chỉ có chỗ khác là trẻ con thường chỉ “ cháu không biết “ trước một vàI đồng, còn người lớn bây giờ thì “ tôI không biết “ khi bỏ túi bạc tỉ ( nghĩa là nhiều khi đủ cho ngân sách hàng năm của cả một tỉnh ! ). 


Tái hồi Kim Trọng 
8-5
Lâu lắm mới có dịp đI qua khu Yên Hòa Mễ Trì cũ thấy hoa mắt như bắt gặp một thành phố hiện đại trong các phim ảnh ai đó vừa mang ra đặt ở phía Tây Hà Nội. Thế nhưng tối về nghe TV đưa tin ở đây đang có tình trạng “ táI nghèo “. Tức là có ít tiền được đền bù nay tiêu hết, dân ăn chơI nhảy múa một hồi rồi quay ra thất nghiệp. Và cáI câu đầu tiên họ muốn nói trước ống kính là giúp cho chúng tôI việc làm, dù trong bụng cũng thừa biết rằng đang thất nghiệp dở cả thế này lấy đâu ra việc bây giờ. 

9-5
Qua báo Thanh Niên online, số ra 2-5- 06, tôI ghi được nhiều con số liên quan đến tình trạng làm ăn của ta so với các nước khác. Đây là chỉ số cạnh tranh tăng trưởng của nền kinh tế VN trên bảng xếp hạng thế giới:
-Năm 2003, trong số 101 nước thì ta xếp thứ 60
- Năm 2004, trong số 104 nước ta xếp thứ 79 
- Năm 2005, trong 117 nước ta xếp thứ 81 

12-5
Dẫn con số ra cho “không ai cãI nổi thôI “, chứ thật ra cung cách làm ăn ở ta thì ai còn lạ gì nữa. Nghề ngỗng chẳng có lại không chịu học, lớp học nghề nào mở ra cũng ăn bớt ăn xén,thày ú ớ trò buông xuôI, học xong nghề chẳng biết nghề, chỉ được cáI giấy chứng nhận vô dụng. Túng đói thì việc rẻ mấy cũng nhận làm, nhưng vừa có vàI đồng là ăn uống linh đình. Hôm qua xuất được ít tôm hoặc bán được ít hàng tưởng đã vung vinh lắm, hôm sau làm kém làm ẩu người ta không mua nữa thế là lại tịt.
Nói nôm na là tình trạng táI hồi Kim Trọng ở ta đã thành một thứ bệnh kinh niên. Mà nghĩ cũng lạ, cáI giàu cáI tốt thì sao đến rất chậm mà không sâu cây bén rễ nổi, còn cáI dở cáI xấu thì chẳng ai bảo mà học rất nhanh và bám rất chắc. Đến một vàI làng xóm, thấy vẫn cáI nghèo cáI kém xưa nay thôI ; dù đôI khi, một ít vẻ hào nhoáng bên ngoàI có được trát thêm vào thì lúc nó bung ra, trông càng thảm.

14-5
Vào những ngày này, nhiều người đang lo lắng về chuyện giá xăng giá vàng đều tăng hoặc hý hửng với việc đàm phán gia nhập WTO có nhiều triển vọng. Thế nhưng có một cáI tin không ai để ý: Hàng sản xuất trong nước đang tồn đọng khá nhiều. Vì chất lượng vừa kém, giá lại vừa cao, so với hàng ngoại. 
Lại nhớ mấy chuyện báo chí vẫn đưa: nhiều người mắc vào vòng nghiện hút được chữa khỏi một thời gian, đâu lại đóng đấy ; nhiều loại bệnh tưởng trị một thời gian thì khỏi, nay các loại vi trùng đâm ra nhờn thuốc, và bệnh nặng hơn (rõ nhất là trong trường hợp bệnh lao ). Những cuộc “táI hồi Kim Trong” như thế bao giờ cũng có cáI vẻ bẽ bàng mà không ai muốn nghĩ tới. 



Nói khi cần im, im khi cần nói 

16-5
Đi đâu cũng thấy nói tới tham nhũng. Nó là câu chuyện đầu miệng của mỗi người dân bình thường. Mở các loại báo ra để tìm. Xem ti-vi để chờ. Trò chuyện với người quen để hy vọng cho người ấy phụt ra cho mình một ít tin mới, về những con số, những vụ việc, những ai có liên quan. Còn bởi hôm nay là kỳ họp quốc hội nên thú thực là từ hôm qua bọn tôI đã đoán thử xem cáI vấn đề số một ấy sẽ nóng lên như thế nào.
Chúng tôI – nghĩa là những người cùng ý nghĩ như tôI, tôI tin thế -- đã ấm đầu, đã dở điên dở dại, đã rỗi hơI “gáI góa lo việc triều đình” chăng? Không ! Chúng tôI vẫn tỉnh. Thờ ơ sao được khi mỗi lần nghiệm thu, hội họp, hàng tỉ tiền đã được người ta nhét vào phong bì nộp cho nhau, trong khi, ngay trên những con đường mấy quận mới của Hà Nội, người dân thường phảI đI trên những con đường gập ghềnh đầy ổ gà, và hàng ngày con cáI chúng tôI phảI chen chúc nhau trong những lớp học cũ kỹ bẩn thỉu, không đủ phương tiện học tập? 


18-5
Trên diễn đàn quốc hội đại biểu Nguyễn Đức Triều nói khá hay về chuyên này “ Ai cũng nói chống tham nhũng, nhiều người nhiều tổ chức chống tham nhũng, nhưng thử hỏi những người này có tham nhũng hay không? Lương thưởng chế độ nhà nước cấp như vậy, tại sao họ có nhà cửa tàI sản lớn đến thế? Tiền ở đâu hay ăn cắp của nhà nước và nhân dân “.
Vâng sự thực đơn giản quá, sao có những việc thanh thiên bạch nhật to lù lù như vậy mà nói ra khó đến vậy? Một câu hỏi ai cũng có trong đầu mà không ai chịu nói ra cả?!

!9-5 
Một khía cạnh khác toát ra ở câu nói trên đây của ông Triều: CáI khó bây giờ là ai cũng nói chống tham nhũng. Mà lời nói trơn tuột đI. Người ta nói để theo đời nịnh đời, để ra vẻ tiên tiến. Và nhất là để giấu mình cho nhẹm, không lộ vở. Các nhà nghiên cứu gọi đó là chiến thuật dùng lời nói để che đậy sự thực. Lời nói bị lợi dụng, bị tha hóa như chính con người tha hóa. Lại nhớ một câu trong Ham let của Shakespear “ Lời suông ! Lời uông ! Lời suông!”
Quả thật có những người mà ít ra ta sẽ kính trọng họ hơn, nếu họ biết họ im lặng.

20-5
Thế còn những lời chân chính mà ta mong đợi? Cuộc đời này làm sao mà thiếu nó được ! Như ngày hôm nay có tin cơn bão Chenchu làm chết và mất tích gần hai trăm người ở Đà Nẵng. TôI nghĩ đến họ: Chắc hẳn trước lúc làm mồi cho sóng biển, một số trong họ nhớ đến tiếng người. Đúng hơn, thèm một tiếng nói thông báo, chỉ dẫn,động viên, an ủi, biết đâu, trong muôn một, may ra chống lại được với trời, để rồi, để rồi …cáI mà họ nhận được chỉ là sự im lặng rợn ngợp.



Tập sống với thiên hạ 

22-5
Sau khi các thỏa thuận với Mỹ được ký kết, đi đâu cũng thấy nói tới việc Việt nam sớm gia nhập WTO. Tôi nghĩ một cách thô thiển: đây sẽ là một dịp để dân ta chính thức đặt vấn đề sống với thiên hạ, với người các nước khác nhiều hơn, sống với ‘ cõi người ta ‘ sát sườn hơn, sòng phẳng hơn và sống trên đủ các phương diện chứ không phải chỉ có buôn bán.
Lại nhớ một mẩu chuyện nhỏ. Có một hồi đi đâu cũng thấy ngành du lịch nêu khẩu hiệu. “Việt Nam điểm đến của thiên niên kỷ mới “?! Cái gì mà lại hợm hĩnh và lố bịch quá đến vậy. May mà ít lâu sau, đã có một câu thay thế: “ Việt Nam, nụ cười của châu Á “. Nghe nói câu này do một người nước ngoài nghĩ hộ, và Tổng cục du lịch của ta đã tặng giải thưởng cho người nghĩ hộ cái câu quảng cáo hiền lành đó. Hóa ra có khi từ thế đứng ngoài, thiên hạ hiểu ta hơn cả ta tự hiểu. Và hình như trong nhiều trường hợp, “người “ bảo giúp thì dễ hơn là trong nhà đóng cửa bảo nhau.

23-5
Thế nhưng muốn sống là một chuyện, biết sống là chuyện khác.
Báo Thể thao&văn hóa hôm nay đăng tin HLV A. Riedl…nghỉ việc. Bài báo cho biết với trách nhiệm huấn luyện viên Đội tuyển bóng đá Việt Nam, ông A.Riedl có lẽ là một trong những người nước ngoài nổi tiếng nhất ở Việt Nam. Vậy mà trong lúc vòng đấu 17 của V-League đang sôi nổi, ông huấn luyện viên người Áo không hề để công theo dõi, mà bao nhiêu tâm sức chuyển cả vào việc đi tiếp thị cho một cửa hàng bán nồi cơm điện. (Lương ông nhận đều đều là 10.000USD/tháng, nôm na là 100 vé, không kể biêt thự để ở và xe riêng để đi.) 

26-5
Nhiều người đã nói đến tai tôi từ lâu, giờ thì mới thấy các báo đưa: Đó là chuyện các cơ sở dạy tiếng Anh làm ăn theo lối “ treo đầu dê bán thịt chó “. Không có đủ tiền thuê giáo sư đàng hoàng sang dạy, họ ra đường vơ quàng vơ xiên mấy anh Tây ba lô, trả họ ít tiền bèo bọt, đưa họ lên lớp, để bắt dân Việt Nam nộp học phí “ theo tiêu chuẩn quốc tế “. 
Rõ chán mớ đời, cái gọi là Tây mà ta được tiếp xúc trong những trường hợp này toàn là hàng đồng nát, bên nước họ không ai dùng và kiếm không ra tiền thì sang ta thành của lạ. Tương tự như một số phòng khám bệnh với chuyên gia nước ngoài, mà thực ra toàn dân thất nghiệp. Xã hội nào cũng có thứ “người rác” đó để rồi “nước chảy chỗ trũng, nước nào nghèo thì họ ào tới.

27-5
Lý do của những thua thiệt vừa kể: Là vì mình kém hiểu biết, mình không đủ sức quản lý để người ta muốn làm gì thì làm, hơn nữa nhiều khi cán bộ mình có những thỏa thuận mập mờ với người ta để kiếm chác. Rút cục chỉ hại xã hội và …chết dân. 
Vào WTO nên hiểu có thêm cả những chuyện đó. Cái cuộc “ chung sống với thiên hạ “ này rồi ra còn lắm gian nan !




Sự gian dối không của riêng ai 

29-5 
Hàng xấu bảo hàng tốt ; cơ quan làm ăn kém cỏi vẫn được khen là có nhiều thành tích ; đời sống khó khăn bảo là đời sống được cải thiện ; xử án thiên vị bảo là xét xử công bằng ; coi dân như rác bảo là tôn trọng ý dân: hàng ngày có biết bao nhiêu chuyện mà người ta chỉ có cách khái quát gọn lại trong hai chữ gian dối. Chúng ta đang nói nhiều tới sự tham nhũng, nhưng trong hành động tội ác này ít ra có chứa hai nội dung nữa: ăn cắp và gian dối. Cả hai liên quan dến tiền bạc và quyền lực, nhưng về lâu về dài liên quan đến đạo đức và lối sống, tức liên quan đế văn hóa.

31-5
Nguyễn Công Hoan từng có một truyện ngắn mang tên Tôi chủ báo anh chủ báo nó chủ báo. Ở đây nhà văn mượn cách chia của động từ trong tiếng Pháp, chỉ cốt để nói tới một hành động phổ biến. Một anh bạn tôi, khi nói về sự tràn ngập của thói gian dối, cũng thử nhại theo: Tôi gian dối, anh gian dối, nó gian dối. Người muốn gian dối mang có người khác làm trước để mình tin tưởng làm theo. Người đã gian dối nhiều lần mong hàng ngũ gian dối của mình được bổ sung ngày một đông đảo để mọi việc trót lọt. Tôi tin nhiều đứa trẻ hiện nay đi học cóp bài vì nó thừa biết rằng cha mẹ nó cũng đang sống trên sự gian dối, cụ thể là tấm bằng bố mẹ nó có trong nhà cũng toàn là hàng rởm hàng đi mua để lừa thiên hạ. 


1-6
Nhưng không bao giờ như những ngày này khi cả xã hội rùng rùng chuyển động cùng các cuộc thi cử thì sự gian dối cũng được dịp bùng nổ. Chưa thi đã lộ đầu bài. Mua bán phao bị ngăn cấm vẫn diễn ra hàng ngày. Ở địa phương nọ địa phương kia gian lận thả cửa. Có nơi học sinh thoải mái lấy sách ra mà chép … 
Kiểm lại trong cái vũ điệu gian dối này có đủ loại người: Học sinh và cha mẹ học sinh. Thày giáo và Nhà trường. Một số phòng. Một số ty sở. Sau khi các vụ sai phạm bị phát hiện, người ta hứa ngay là sẽ xử lý nghiêm, sau đó lại viện đủ cớ để lờ đi cho nhau. Như thế mà không gọi là gian dối thì còn gì nữa?

3-6
Từ lâu tôi đã nghe nói là các bằng cấp nước mình cấp cho nhau bị nhiều nước khác từ chối không công nhận. Thoạt đầu nghe cũng thấy tức, sao họ khinh bỉ mình vậy. Đến lúc có thời gian tiếp xúc trong công việc mới thấy là họ có lý, và trong bụng không khỏi cảm thấy có chút xót xa, kể cả thấy nhục. Giờ đây, người nước ngoài đến ta đầu tư làm việc du lịch nghỉ ngơi ngày càng đông, mọi việc diễn ra ngay trước mắt họ. Điều gì sẽ đến trong tâm trí họ khi đọc báo thấy một kỳ thi của chúng ta cũng đầy bê bối như thế này? Họ sẽ nghĩ sao mỗi khi phải cộng tác với người Việt?

Chống tham nhũng kiểu Chí Phèo 

5-6
Vụ thi cử qua đi. Trong nhận thức cả nhiều người tôi quen, so với những vụ PMU 18 đang dở dang hoặc Vietnam Airlines đang bùng nổ, thì những bê bối trong ngành giáo dục hình như chả thấm thía gì. Nói chung, người ta dễ thông cảm với chuyện mấy ông chính quyền địa phương dung dưỡng cho các trường “tùy nghi “ trong thi cử ; người ta lại càng dễ bỏ qua cái chuyện mấy bậc cha mẹ học sinh xông vào tận trường thuê người giải bài rồi ném đáp án cho con. Đó là không kể những cuộc chạy đôn chạy đáo xoay sở chuẩn bị cho con vào đời. Hình như trong muôn thứ tội hối lộ, cái chuyện hối lộ để con cái có được mảnh bằng là thứ dễ tha thứ nhất.

6-6 
Tại sao lại có tâm lý như vậy? Ở đây lý do chủ yếu là chúng ta quen nghĩ gần, chỉ xem cái gì dính đến đồng tiền mới đáng bàn và chỉ có việc trước mắt ai cũng trông thấy mới là việc lớn. Tuy nhiên, tôi nghĩ đến một lý do sâu xa hơn: với nhiều người dân thường, nay là lúc hiện tượng tham nhũng đầy rẫy ấy là bất khả kháng. Vậy thì chỉ có một cách tốt nhất để đỡ thiệt là họ cũng phải được tham dự vào cái bộ máy hái ra tiền ấy. Mà làm gì có phép màu nào khác, ngoài cách kiếm cho con cái các loại bằng cấp danh hiệu. Chịu khó xuất ít vốn mua ít chức vụ, từ đó len dần vào bộ máy, tức có cơ hội tham nhũng như ai. Tham nhũng rồi sẽ hoàn vốn, người ta ngấm ngầm rút kinh nghiệm. Và không hẹn mà nên nhiều người đã gặp nhau ở cái “ý tưởng lớn “ đó. 

8-6 
Đọc báo Tuổi trẻ, thấy nói các cuộc đình công trên toàn quốc đã lên đến con số hàng ngàn. Và trên diễn đàn Quốc hội, khi bàn về luật lao động các đại biểu có xu hướng muốn xem việc đình công này là một phản ứng tự nhiên, có sự tranh chấp không thỏa đáng thì phải có đình công, không thể vì cớ “ bảo đảm yêu cầu quản lý, yêu cầu ổn định “ mà xem đình công là bất hợp pháp.

10-6
So với phản ứng của giai cấp công nhân sống ở đô thị, thì phản ứng của bà con nông dân các tỉnh mà tôi thử miêu tả trên đây rõ ràng mang tính cách tiêu cực. Nói nôm na tức là cách chống tham nhũng ấy có vẻ Chí Phèo và nó gây hại ngay đến cả người trong cuộc -- Hẳn có người sẽ phê phán. Vâng, tôi cũng biết vậy, chẳng qua ghi lại ở đây để muốn lưu ý rằng việc chống tham nhũng có liên quan đến đạo đức và lối sống của toàn xã hội. Nếu chúng ta xử phạt không nghiêm, thì còn gây hại tới mọi hoạt động khác và gieo rắc nhiều di lụy cho các thế hệ sau. Để tốt bao giờ cũng khó, còn như muốn nhau trở thành xấu ư, dễ lắm !




Chỗ nào cũng nóng 
12-6
Năm nay âm lịch có hai tháng bảy, những tưởng mới tháng năm thì vẫn chưa thể nắng to được.Thế mà gần một tháng nay, đã nóng kinh khủng. Ở miền nam, nắng còn đỡ, vì mưa đều đều. Đến như miền bắc thì lại khác, nắng đi kèm với oi, có khi cả ngày chờ mưa không thấy mưa tới, cả đêm,vẫn tiếp tục chờ, song sáng ra nhìn bầu trời đùng đục, biết là bao nhiêu chờ đợi phí toi hết. Anh K. bạn tôi bảo: Ngày xưa đọc sử thấy nói quân Tàu vào mình không chịu được lam sơn chướng khí, chắc là kiểu nắng như thế này đây. Còn anh B: Cứ ngỡ là một xứ sở nào khác, chứ không phải cái nơi minh đã ở từ tấm bé. 

14-6 
Chưa bao giờ các cuộc họp thường kỳ Quốc hội được người dân theo dõi xít xao như thế này. Xem tường thuật tại chỗ. Xem trong bản tin chiều, truyền hình VTV1 tóm lại ra sao. Xem, vào sáng hôm sau, mỗi tờ báo nhấn mạnh điểm gì. Nhiều người viết thư thẳng đến Quốc hội nữa chứ ( một số dã thấy đăng lại trên các báo điện tử ) để phát biểu ý kiến nữa chứ ! 
Những ai đã từng theo dõi sinh hoạt xã hội mấy chục năm nay, hẳn thấy như vậy là một không khí mới mẻ cũng đang bao trùm. Có người so sánh: Cái chuyện chất vấn với lại bỏ phiếu tín nhiệm ấy, xưa chỉ nghe nói ở nước người, nay vào mình đầy đủ cả. Một người khác nói vui: cũng là một kiểu nóng mà ta chưa biết bao giờ, tuy đây lại là cái nóng dễ chịu mà ta mong còn kéo dài mãi ! 

15-6
Có điều đáng buồn là có nhiều câu hỏi các đại biểu nêu ra, các Bộ trưởng phần đông chỉ trả lời chung chung hoặc chưa trả lời, nói rằng sẽ có văn bản báo cáo sau. Lập tức có người liên tưởng thật chăng khác một thứ oi bức, nắng không còn mà mưa chưa tới. 
Thôi thì biết làm thế nào?! Lại phải tự nhủ là trước kia không có những chuyện này, còn sống được nữa là. Có chất vấn nhạt và và khất không trả lời, còn hơn là không có gì, ngoài những nghị quyết mòn sáo !

17-6
Đã có nhiều câu danh ngôn nói về mối quan hệ giữa lời hứa và thực hiện, Trong đó có câu này “Người ta hứa do mong muốn và thực hiện do sợ “. Nhưng tôi nhớ hơn cả là một thiên truyện mang tên Hội chợ của nhà văn Phan Thị Vàng Anh. Trong truyện nhân vật chính tên Thảo chỉ có một mối tình rất bơ vơ, có điều, ngoài nó ra, cô không còn gì khác, nên cứ phải bấu víu vào đó. Truyện kết lại bằng mấy câu “ Và Thảo mở những cái thư cũ ra xem, vẫn thấy ngọt ngào, vẫn thấy vui, chỉ thấy rằng mình đang hồn nhiên thực hiện cái thiên chức của phụ nữ là chờ đợi. “ 
Cái thiên chức của nhân dân cũng vậy chăng? Trong lòng tôi cái điệp khúc chờ đợi ấy vang lên một vài lần, nay mới thật đắc địa. 


Quyền được tầm thường 


19-6
Có lẽ vào những ngày world cup này mà không nói chuyện bóng đá thì thành ngớ ngẩn. “Nhiều người sẽ ăn bóng đá ngủ bóng đá “ “. Ta sẽ cho thế giới biết là dân Việt Nam rất chịu chơi ! “. Những lời “ răn đe” kiểu ấy tôi đã đọc được từ lâu lắm, từ trước cái tháng sáu nóng nực này cả năm và quả thật bây giờ được chứng nghiệm khá rầm rộ, nghe đâu đến chính cả nhiều người nước ngoài đến Việt Nam trong những ngày này cũng phải kinh ngạc. 

20-6
Bắt đầu thấy những bài báo nói ngãng ra: sự thật thì wolrd cup không được như người ta mong đợi. Nhiều đội hàng đầu đá kém. Mấy đội tưởng là ngựa ô, cũng hiền như đất. Sân cỏ hóa ra là nơi bộc lộ sự tàn phá của thời gian đối với lớp gìà và bước trưởng thành chậm với lớp trẻ. Và cái ấn tượng còn lại từ nhiều người quanh tôi lúc này không phải là say bóng đá mà là say bia. Chỉ cần nhìn vào chương trình quảng cáo trước và sau nhiều buổi tường thuật trên TV. Vênh vang và thỏa mãn, đó là phong thái chủ yếu toát ra qua những nét mặt ngày nào ta cũng phải gặp vài lần. Khốn khổ là nhiều người lại tưởng là có vênh vang và thỏa mãn thế mới là trẻ, là hiện đại và bắt kịp nhịp sống của thế giới.

23-6
Mấy tháng trước, vào dịp lễ hội đầu năm đến cơ quan nào cũng chỉ lo không gặp vì người đi hội. Còn vào những ngày này, nếu không mải chuyện đá bóng thì lại là chuyện đi nghỉ mát. Đằng sau những bộ mặt vô cảm, tôi tưởng tượng có một lời giải thích thản nhiên: Không có gì là quan trọng lúc này bằng việc chúng tôi đi nghỉ !

24-6
Nhà báo lão thành Thái Duy kể với tôi vài chi tiết trong một cuốn sách viết về Hàn quốc. Tác giả sách đã bỏ mấy năm sục tìm tài liệu chỉ cốt cắt nghĩa tại sao Hàn quốc thành công như vậy.Và ông này cho biết bốn năm sau chiến tranh, cả nước Hàn không có chủ nhật. Thư viện quốc gia mở cửa từ bốn giờ sáng, nếu ai thử ra, chưa bốn giờ đã thấy đã có người chầu chực. Hút một điếu thuốc lá ngoại mà bị bắt được sẽ bị đuổi việc. Tác gỉa cuốn sách kết luận là ông phải ngả mũ chào trước khả năng quay lưng lại tiện nghi của mỗi người dân Hàn, họ chiến thắng là vì vậy.
Cuốn sách này đã dịch ra tiếng Việt mà chả ai để ý, bản thân tôi cũng chưa được biết. Nhưng tôi tưởng tượng giá kể đưa nó ra phổ biến rộng rãi thì nhiều người sẽ bĩu môi: 
-- Làm gì mà khổ hạnh thế? Quyền của tôi là phải được hưởng thụ !
-- Có phải anh muốn bảo đại khái nó cũng giống như các quan chức tuy không nói ra, nhưng vẫn thường tự cho là mình có quyền tham nhũng và học sinh thì cho là mình có quyền quay cóp, gộp chung lại tạm gọi là cái quyền con người tự cho phép mình được tầm thường? Đã thế thì em xin chịu thày ! 



Dám thua để thắng 

26-6
Một trong những tên tuổi vào những ngày này thuộc loại được nhắc nhở thường xuyên nhất trên đài trên báo và cả nơi đầu miệng mọi người là Đỗ Viết Khoa. Vâng, nổi tiếng thật bởi anh đã làm cái việc người khác không dám làm. Đó là tố cáo những trò gian lận ở một hội đồng thi của tỉnh Hà Tây. Trong lá thư, anh Khoa nói với lớp trẻ có đoạn “Tôi kêu gọi các em học sinh và các thầy cô giáo: Hãy lên tiếng cùng tôi chấm dứt tiêu cực này. Đừng dối mình, hay im lặng mãi thế. Năm nay nếu các em trượt nhiều, đừng vội trách thầy. Các em hãy chịu thiệt một chút. Sang năm, các em sẽ được thi lại mà. Các em mất 1-2 năm thôi, quá ngắn ngủi so với cuộc đời một con người. Nhưng 1-2 năm đó rất quý: Hàng chục thế hệ sau sẽ không bị làm hỏng nữa. Nền giáo dục sẽ trở về đúng nghĩa của nó. Tính trung thực của thầy trò ta mới không bị đánh cắp nữa. Hãy ủng hộ thầy! “ ( Mạng Vietnamnet 24-6 )

27-6
Có thể đọc ra từ vụ thày Khoa hôm nay nhiều chuyện, riêng tôi chú ý một điểm là những cách ứng xử khác nhau trước tương lai. Cả nền giáo dục như một con bệnh trầm trọng, ở nhiều địa phương chưa đi thi mà cả thày lẫn trò đều thừa biết rằng nếu nghiêm ra thì trượt nhiều lắm, rút cuộc thi cử là một thứ thủ tục để kẻ có quyền thì bán bằng, kẻ cần tiến thân thì mua bằng.Trước cái thực tế ngổn ngang đó ta nên làm thế nào? Nhiều người nghĩ, thôi đã hỏng thì cho hỏng luôn thể, thiên hạ đầy những hàng giả, thêm một ít bằng giả của bọn tôi có thấm thía gì? Trong tình cảnh hỗn loạn này, chúng tôi sẽ sống ra sao nếu thi trượt? Nhưng vẫn có một cách nghĩ khác. Hãy tính cả cuộc đời dài dặc của mỗi con người. Lẽ nào ta sẽ gian dối suốt đời sao?! Vậy hãy thử chịu đựng một phen. Dám trượt, dám thua. Trượt để quay về học cho ra học.Thua để thắng. Không những được cái bằng mà còn được những con người. Thày Khoa thuộc loại thứ hai. 

30-6
Rồi đây không biết vụ thày Khoa này sẽ đi đến đâu song với riêng tôi, ít nhất cũng có một điểm đáng ghi nhận: Hóa ra lúc nào cũng còn người tốt, cụ thể là còn những người tin rằng chúng ta có thể sống tốt hơn, chứ không “cù nhầy” với nhau mãi thế này. Mà chỗ khác nhau giữa nhiều người hiện nay là ở tầm nghĩ. Do thiếu tự tin, do thiển cận mà một số người sẵn sàng làm việc xấu và ủng hộ cái xấu. Còn chỉ cần nghĩ xa ra một chút, ta sẽ thấy cuộc đời là ở trong tay ta, sống tốt không phải chỉ là ước ao mà hoàn toàn là chuyện có thể, nếu chúng ta muốn..

1-7
Lại phải trở lại với nhà văn Nga Tchekhov, tác giả của những Con hoạt đầu Anh béo và anh gày, Người trong bao …. Vốn căm ghét cuộc sống tầm thường quanh mình, có lần ông bảo các vị ơi, cứ sống thế này thì nhắm mắt sao nổi ! Ông cho rằng cuộc sống là thiêng liêng lắm, cái chính là lòng tự trọng, là cái khát khao tốt đẹp ở mỗi con người bình thường ; nếu còn giữ được cái đó thì một hai người có thể thua, nhưng cả xã hội sẽ thắng. 
Lúc này tôi chỉ ước ao giá Tchekhov được in lại để có thêm người đọc !



Khiếp nhược 

3-7
Cả về tài năng lẫn đức độ, tiến sĩ P. vốn được cả giới kính phục. Ông thường có ý kiến độc lập về các vấn đề khoa học,và không bị tiền tài danh vị khuất phục. Ấy vậy mà sau một vài chuyến đi nước ngoài, trở về ông khác hẳn. Cũng xông ra ăn theo nói leo như mọi người. Cũng dông dài kiếm tiền. Lúc này cái uy tín cũ giúp nhiều cho ông. Ông liên tục xuất hiện trên các diễn đàn.Những người không thạo chuyên môn rất phục ông. Nhưng trong thực tế,về mặt khoa học, ông đã là một con người khác hẳn. Lần hỏi ngọn nguồn, tôi được biết: Trong mấy chuyến đi nước ngoài ấy, “ngài “ hiểu rằng ta quá lạc hậu, có đến trăm năm nữa cũng không bằng người. Mà trình độ bản thân mình cũng không thể so được với thế giới. Âu là quay trở về, xứ mù thằng chột làm vua, bán lẻ cái uy danh cũ, gì thì gì cũng có ngay sự sung sướng. Tóm lại là “ngài “ khiếp nhược. Mà khi các nhà trí thức đã khiếp nhược quay ra cơ hội kiếm ăn thì cũng không thiếu việc gì là họ không làm.

4-7 
Các thành phố lớn đang trong mùa thi. Báo chí lúc này đã nói nhiều tới phao, điện thoại di động, gian lận, quay cóp, thậm chí cả kẻ này đội tên thi hộ người khác. Riêng tôi chú ý vài tin vặt liên quan đến một số thí sinh hơi lạ. Đã ghi tên rồi ngày thi trốn gia đình không tới thi. Đáng lẽ ngồi làm bài thì hí hoáy làm thơ tâm sự, hoặc trực tiếp giải trình với các giám khảo rằng tại sao mình không làm được bài. Kỳ nhất là giở trò ăn vạ, lúc tới giờ nộp bài thì xông vào xé bài của người bên cạnh ( chả là trước đó người bên cạnh ấy dám láo không cho mình chép bài ) rồi lại khóc rưng rức đau đớn hối hận.. 

7-7
Sợ chỉ là nỗi kinh hãi hoặc e ngại thông thường. Chỉ khi sợ hãi đến mức mất tinh thần, sinh ra hèn nhát, yếu đuối, người ta mới gọi là khiếp nhược. Các từ điển tiếng Việt đều thống nhất định nghĩa vậy. 
Giữa ông tiến sĩ P. với đám thí sinh sợ thi của tôi có bao nhiêu chỗ khác nhau. Trong những hành động tầm thường của mình, một bên chủ động, một bên bị động. Song trước đó giữa họ vẫn có một chỗ giống nhau căn bản. Tận trong thâm tâm họ hiểu mình rơi vào hoàn cảnh quá bi đát. Nên đành đầu hàng, bò lê bò càng ra mà chào thua việc khó. Trước khi có lỗi, thì họ chỉ là những kẻ đáng thương.

8-7 
Về cái sự khiếp nhược của tuổi già tôi mong có dịp trở lại trong một dịp khác ; ở đây, tôi thử nghĩ thêm về nỗi khiếp nhược ở một số bạn trẻ. Tại sao ư, đơn giản lắm, họ không được dạy dỗ cẩn thận. Từ các lớp dưới việc học hành của họ đã không ra sao, song người ta cứ đẩy họ lên lớp cho đạt chỉ tiêu. Việc vào đời đối với họ luôn luôn là chuyện làm liều cầu may. Vừa đi tới họ vừa run rẩy. Chưa thi họ đã biết mình không đỗ. Luôn luôn họ sống trong vòng vây của sự khiếp nhược. Ngay cả một số hành động càn rỡ của họ mà ta lên án, suy cho cùng cũng xuất phát từ chính sự khiếp nhược, gay thế chứ ! 


Thế nào là biết lo cho con cái? 


10-7 
Sau World cup, trong khi dành nhiều giấy mực cho thắng lợi của Italia, dư luận nhiều nước lại đồng thời bàn nhiều về cú húc đầu của Zidan vào một hậu vệ đối phương, đến mức bị thẻ đỏ. Cách bàn tán cũng lạ lắm -- Chúng tôi sẽ nói với con cái trong nhà như thế nào đây?! Một tờ báo Pháp thảng thốt kêu lên như vậy. Nghĩa là người ta cho rằng nhất cử nhất động của chúng ta đều gây tác động tới tương lai. Và thế hệ trẻ là cái chuẩn bất cứ ai cũng phải tính tới khi giải thích đánh giá mọi hành vi của chính mình và người chung quanh. 

11-7
Khi đã định làm việc gì – nhất là những việc phạm pháp, những việc bậy bạ, --- dân mình thường cũng nghĩ ra nhiều cớ lắm. Như trong cái quốc nạn tham nhũng hiện nay cái cớ đầu tiên người trong cuộc nói với nhau thường là lương thấp không đủ sống. Ồ nghe có lý lắm ! Người ta chỉ lờ đi một sự thực, sau khi đã ăn cắp đủ no rồi, nhiều người vẫn say máu lao vào cuộc và càng kiếm chác tàn bạo hơn. Tiếp đó, một cái cớ có vẻ chính đáng khác viện ra: con cái. Không để cho nó dốt như mình được, cần có tiền cho con cái học hành. Và không để cho nó khổ cho mình được,cần cho nó biết những lạc thú mới mẻ nhất trên đời. Vậy là dân ta có kém gì thế giới đâu, ta cũng lo cho tương lai nhiều lắm đấy chứ ! Chỉ có điều nỗi lo của ta là lo lộn ngược.Ta sẵn sàng để con ta thành ký sinh trùng ăn bám xã hội chứ không phải những công dân biết sống hết năng lực và tầm cỡ của một con người.

14-7
Báo Tiền Phong hôm qua 13-7 có bài của một tiến sĩ người Mỹ khuyên ta dạy con biết chấp nhận thất bại. Bài báo nêu ra 4 cách giúp cha mẹ dạy con.Thỉnh thoảng, hãy để trẻ thua cuộc; yêu cầu trẻ chơi đẹp ; dạy con tôn trọng cảm xúc của người khác ; khen ngợi sự tiến bộ của trẻ. Bài báo kết lại bằng cái ý “Việc học cách chấp nhận thất bại sẽ dạy cho trẻ tính tự trọng và biết sống hòa hợp với người khác”.

15-7 
Đọc gần hết truyện, thấy Cánh đồng bất tận thuộc loại khá dữ dằn và phải nói có sắc thái bi quan. Nhưng Nguyễn Ngọc Tư đã để cho tác phẩm của mình khép lại bằng mấy dòng hết sức nhân ái.Sau khi trải qua đủ loại sợ hãi đau xót căm giận … vì bị cưỡng hiếp, cô gái tên Nương hướng đầu óc của mình tới cách nghĩ khác “ Cảm giác một cái gì, nhỏ xíu nhưng lanh lợi như con loăng quăng đang vui sướng, ngụp lặn trong nó. Đứa con gái thoáng nghĩ, có thể mình sẽ sinh con. Đứa bé đó, nhất định nó sẽ đặt tên là Thương, là Nhớ hay Dịu, Xuyến, Hường... Đứa bé không cha nhưng chắc chắn được đến trường, sẽ tươi tỉnh và vui vẻ sống đến hết đời, vì được mẹ dạy, là trẻ con, đôi khi nên tha thứ lỗi lầm của người lớn “. Nhiều bậc cha mẹ thích cái đoạn kết này vì nó giống như chúng ta: biết rằng mình đang sống tội lỗi và hy vọng rằng thế hệ sau sẽ tha thứ. Nếu được bổ sung tôi chỉ muốn nói thêm: Mong sao lớp trẻ không phải sống theo cái kiểu nhiều người hôm nay đang sống ! Và trách nhiệm của chúng ta là phải chuẩn bị cho một ngày mai như thế !





Vừa đô thị hóa vừa nông thôn hóa 

17-7
Người ta thường chỉ nhớ tới là các đầu lĩnh cai quản PMU như những quái kiệt vung tiền nhà nước làm bậy và đua nhau ăn chơi hưởng thụ. Lẽ ra, tôi nghĩ, phải kết tội họ ở một việc quan trọng hơn: vì họ mà ở ngưỡng cửa trước khi vào WTO ( = hòa mạng với nền thương mại toàn cầu ), chúng ta đang có một hệ thống giao thông thuộc loại cổ lỗ nhất thế giới. Hậu quả xảy ra trông thấy nhãn tiền. Các vùng sâu vùng xa vẫn sống như những hoang đảo. Thế mạnh của kinh tế thị trường không phát huy tác dụng. Các công ty nước ngoài không thể lên đó đầu tư. Mà người dân vùng đó đại khái xưa thế nào nay vẫn thế. Họ đã bị tước đi cơ hội tham gia vào cuộc cạnh tranh lành mạnh trong phạm vi cả nước. 

18-7
Thật chẳng có gì khó nếu muốn chỉ rõ sự kém cỏi trong hệ thống giao thông. Ngay ở các thành phố lớn, đường xá không phát triển kịp theo dân số. Nhất là chất lượng thì vẫn thảm hại, nhìn kỹ thật chẳng khác là bao so với cái thời cả nước mới có vài cái Pobeda, Moskovits tòng tọc, còn cả thành phố đi xe đạp. Phương tiện nhiều thêm hàng trăm lần nhưng cái cách đi lại của con người thì vẫn bừa bãi lộn xộn, nó là nguyên nhân của nhiều rối loạn mà không ai gỡ nổi. 

21-7
Qua đài và báo,thỉnh thoảng lại thấy nói có huyện lỵ nọ mới chuyển thành thị xã, và thị xã nọ vừa trở thành thành phố. Nhưng cứ nhìn Hà Nội thì biết, thành phố của chúng ta là nơi dân nông thôn đổ lên bán hàng rong và kiếm việc, còn dân đô thị lâu năm sắn sàng bắc bếp than để đun nấu ngoài vỉa hè, và nhiều con đường ở các quận mới thì cả cái vỉa hè theo đúng nghĩa của nó cũng không có nốt.Tức là song song với quá trình đô thị hóa nổi lên thì còn có một quá trình nữa đang âm thầm diễn ra ở dưới bề sâu, đó là quá trình nông thôn hóa các đô thị cũ. Chẳng ai được lợi trong chuyện này cả, đúng ra là chẳng ai muốn song sức đâu mà cưỡng lại được ! 

22-7
Trong khi đô thị khổ vì sự xâm nhập vô lối của nông thôn thì người dân nông thôn lại đau khổ vì xu thế ngược lại. Trên tạp chí Tia sáng số ra đầu tháng 6-06, tôi đọc được bài viết kể rằng ở Trung quốc hiện nay, người ta nhận ra có cả một xu thế đổ ra thành phố rất đáng sợ. Người giàu đổ về thành phố để buôn bán. Người có tri thức đổ về thành phố để khai thác cho hết tài năng và sống kịp trào lưu thế giới. Nói chung là người khôn ngoan đổ hết về thành phố vì ở đó họ thoát khỏi cuộc sống nghèo khó trước kia. Cho đến đàn bà con gái xinh đẹp giỏi giang cũng đổ hết ra thành phố vì chỉ ở đó họ mới vùng vẫy hết tiềm lực sẵn có. Giống như một thứ bã, nông thôn sẽ chỉ còn những gì cổ lỗ, ù ì, kém năng động và thiếu khả năng thích ứng. Bài viết có cái tên mang tính cách một dự đoán: Nông thôn Trung quốc sẽ ngày càng buồn bã hơn. Tôi đọc mà thấy cám cảnh cho nông thôn Việt Nam ! Chạy đâu cho thoát?!


Có phải nhớ lắm khổ nhiều?
24-7
Nơi này khuyên người dân trồng thanh hao làm thuốc, nay thanh hao không ai mua. Nơi kia hướng dẫn nông dân nhổ lúa trồng hoa xuất khẩu, rút cục hoa không có chỗ tiêu thụ …Bên cạnh những tin về tham nhũng, về ách tắc trong công việc, thì gần đây loại tin về những vụ thành bại trong sản xuất và lưu thông được nhắc nhở khá nhiều..Mà khi thất bát trong việc làm ăn, bà con ta nhớ ngay ra là cấp nọ cấp kia đã khuyên bảo đã hứa hẹn với mình thế này thế này, nên mình mới làm vậy. Thế mới phiền cho các quan chức ! Chắc những người trong cuộc khi ngồi với nhau, đã rút kinh nghiệm, làm quan thời này kể cũng khó. Chẳng lẽ các cơ quan nhà nước chỉ có mặt khi làm ăn thành công, rồi tranh nhau kể công, còn khi mọi việc ách tắc thì lặn mất tăm?

25-7 
Khoan hãy nói về người phát ra thông tin, hãy nói về người nhận thông tin. Kể ra có trí nhớ một chút cũng hơi phiền thật ! Mùa hè này có nhiều đợt nắng nóng khủng khiếp. Rõ ràng là đất cha sinh mẹ đẻ mà nhiều người vẫn cảm thấy như không sao chịu nổi. Trong hoàn cảnh ấy, một hôm tôi được nghe lời than thở của một ông bạn “ Thế mà hồi đầu hè, một tay bên khí tượng thủy văn dám nói là năm nay đỡ nóng hơn mọi năm. Không hiểu sao mình chỉ nghe hắn nói một lần rồi cứ nhớ mái, thế mới khổ “. Tôi nghe chỉ còn có cách phì cười. Nếu thế thì tôi còn nhớ là hồi mùa khô, người ta thông báo là năm nay nước lũ kém, hồ Hòa Bình không đủ nước, rồi sẽ nhiều nơi mất điện. Chả biết những nơi từng tuyên bố như vậy có nhớ những điều mình nói? Cũng chẳng biết bấy giờ họ được thông tin như thế thật, hay là cứ kêu tướng lên trước, để sau này tăng giá điện cho dễ? Có thông tin là có nhiếu loạn, bao giờ chẳng thế ! 

28-7 
Trong câu chuyện chợ búa làm ăn hàng ngày, những người dân thường vẫn cho phép nhau hứa hão đôi chút. Một lần tôi có may mắn được nghe một cụ già tổng kết về tâm lý con người thời nay: “ Ai làm ác mà chẳng thề. Nếu thề mà bị vật chết đúng như lời thề thì ngày nay thiên hạ còn được mấy người nữa ”. Tôi nghĩ rằng trong trường hợp này cả người phát lẫn người nghe đều tự nguyện để cho bộ máy ghi nhận của mình tê liệt. Giữa cuộc sống khó khăn đến mức vô vọng, đấy là một cách người ta tự vệ ! 

29-7
Đã hơn một tháng nay, một cuộc triễn lãm mang tên “Cuộc sống Hà Nội thời bao cấp “ mở tại Bảo tàng dân tộc học Hà Nội và thu hút được khá nhiều người xem. Người ta gặp lại ở đây từ cảnh xếp hàng mua gạo đến những câu ca dao “ Một yêu anh có may ô—Hai yêu anh có cá khô đê dành “. Từ một ít vật trưng bày, trong đầu óc nhiều người, cả đời sống khó khăn đến mức khủng khiếp trở lại. Lần này cũng có mặt trong đám người xem, anh bạn tôi thấy vui hẳn và không còn oán cái trí nhớ dai của mình nữa. Ngược lại anh tự nhận là có khi phải có trí nhớ tốt thì mới sống nổi ! 


Từ 31-7-06
không đề ngày 


Số ra 7-8

Nghèo đói sinh ra bệnh tật 


Vào khoảng 1973 - 74, trên báo Nhân dân có một cuộc thảo luận về làm ăn thật thà. Về lý thì mọi người đều nghĩ dân ta được giáo dục đến nơi đến chốn, ắt chuyện không thật chỉ là chuyện ngẫu nhiên cá biệt. Sau đi vào cuộc thì hóa ra sự thiếu thật thà quá phổ biến. Chính tôi cũng thắc mắc như vậy cho đến một lần được nghe nhà văn Nguyễn Đình Thi giải thích. Ông nói khá dài, và đưa ra nhiều ví dụ nhưng tôi nhớ nhất là cái câu chốt lại của ông: ở trình độ kinh tế tiểu nông như mình thì người sản xuất có muốn cũng không thể thật thà được. 

***
Một con số thống kê về rượu cho biết dân ta hiện nay cứ ba người thì có một người uống rượu, và tỷ lệ này tăng theo trình độ học vấn, chính trong tầng lớp có học vấn cao lại có nhiều người uống khỏe.
Tuy nhiên điều làm tôi chú ý là tỷ lệ rượu giả. Tức là chính các cơ sở rượu sản xuất theo lối thủ công lại có nhiều rượu giả hơn ở khu vực sản xuất theo dây chuyền công nghệ. Trong cảnh khó khăn, người ta dễ sinh ra làm liều làm bậy, làm hại sức khỏe của mọi người mà không có thời gian để hối hận.

***
Từ lúc còn học trên ghế nhà trường, chúng tôi đã được giáo dục: trong cảnh nghèo đói, dân mình thường thương nhau, lá lành đùm lá rách. Cho tới gần đây, khi xem lại cuộc triển lãm Hà Nội thời bao cấp, nhiều người vẫn thích nhắc lại là hồi ấy, cọng rau con cá cũng chia nhau tình làng nghĩa xóm rất đầm ấm. Tôi đồng ý với nhận xét đó, nhưng muốn bổ sung thêm, đó chỉ là một phương diện của thực tế. Không nên quên một phương diện khác là chính trong những năm khó khăn đó, con người sinh ra nhiều thói xấu: Có cái gì cũng che che giấu giấu, chỉ sợ người khác biết ; trong khi đó lại soi mói chung quanh và sẵn sàng trở nên cay nghiệt không muốn cho ai hơn mình; có thể nói, chỉ cần nghiêm khắc tự vấn lương tâm, mỗi chúng ta sẽ nhận ra hồi ấy, sự ích kỷ có những biểu hiện hết sức tinh vi. Chữ Hán có câu Nhân bần trí đoản ; nói nôm na tức là khi đã nghèo thì cách nghĩ của người ta cũng hết sức hạn hẹp. Và một trong những cách tốt nhất để làm cho con người trở nên cao thượng là làm cho họ trở nên giàu có hơn.

***
Cứ tưởng chỉ những gia đình giàu có mới có trẻ em hư hỏng. Song thống kê cho biết nhiều xóm liều ở các thành phố lớn hiện nay là ổ tội phạm, trong đó có nghiện hút.
Đã rõ là nghèo đói sinh ra bệnh tật -- chữ bệnh tật ở đây là dùng với nghĩa rộng.
Có thể nói đây là một lý do để chúng ta càng thêm quyết tâm trong việc xóa đói giảm nghèo. Chỉ khi nào cùng biết căm giận tình trạng nghèo đói dai dẳng này và tìm cách vượt lên bằng nhữngcon đường chính đáng thì chúng ta mới khá lên được. 
Nhưng tôi muốn nói thêm, những suy nghĩ cũ càng cổ hủ về cái nghèo còn nặng nợ trong mỗi chúng ta lắm. Trong khi nhận xét chung về tình hình trì trệ của văn hóa Hà Nội, một người Việt đang định cư ở Mỹ có một nhận xét khá vui vui: Chị bảo giả sử trên đường phố có hai người đụng nhau thì cách phân giải thường thấy là giữa hai bên ai nghèo hơn, người đó sẽ được cảm tình của mọi người và dù sai đến đâu cũng sẽ được tha thứ. Nghèo đói đang là cái cớ một số người sống lười biếng cẩu thả thường viện dẫn ra để … làm bậy. 


14-8 

Vẫn là cách nghĩ hôm qua !

Tính theo 30 điểm cho ba môn (thang điểm 10) thì chỉ có khoảng 18% thí sinh trong kỳ thi tuyển đại học vừa qua đạt 15 điểm. Trong khi đó thì trên 30% thí sinh đạt ba môn 6 điểm. Đó là chưa kể hơn sáu ngàn học sinh đạt điểm không cho cả ba môn. Cuối cùng điểm sàn vào khối A,D sẽ là 13, khối B, C là 14.
Mặc dầu đã được nhiều bạn bè cảnh báo rằng tình trạng thi cứ lâu nay vẫn thế, năm nay có đụt là đụt hơn trước ít chút, song tôi vẫn cứ … bâng khuâng như mất lạng vàng trên tay. Thế nghĩa là trên đại thể đến giờ này, chúng ta vẫn chỉ có một đám thanh niên bước vào giảng đường đại học non kém yếu ớt. Cứ đà này các em làm sao tiếp nhận được kiến thức hiện đại đúng như một sinh viên phải có? Ấy là không kể có một số em coi cuộc thi vào đại học là cái ngưỡng cửa cuối cùng, còn biết chắc vào đại học rồi, vài năm sau ra trường thế nào cũng đỗ, nên không tính chuyện học thêm làm gì.

***
Nếu được phép giả sử một điều không bao giờ xảy ra, giả sử tôi là một người có trách nhiệm trong ngành giáo dục … --- nếu được giả sử thế, có lẽ từ nay tôi sẽ không bao giờ tổ chức ở ngành tôi những cuộc mừng công khen thưởng. Chứ bụng dạ nào mà yên tâm với cái tình trạng bi đát như hiện nay. Và giống như một lời nguyền tôi nghĩ một mục tiêu mà chúng tôi sống chết phải đạt bằng được trong nhiệm kỳ của minh, đó là cố hoàn thành chỉ tiêu về chất lượng, bảo đảm những học sinh vào đại học đểu đạt điểm từ 15 điểm trở lên một cách sòng phẳng.

***
Đã có nhiều ý kiến cảnh báo những cố gắng chúng ta cần phải có khi bước vào hội nhập. Cứ tưởng nó chỉ liên quan đến các ngành như giao thông, ngân hàng thương mại. Hóa ra, một trong những ngành đầu tiên lại là giáo dục. Nói nôm na là nếu cứ đào tạo người như thế này, thì chúng ta sẽ không đủ nhân lực có chất lượng để làm ăn với thế giới, khi người ta đến tận nhà mình bàn việc với mình. 
Có lẽ cái áp lực của một đời sống sắp sử hội nhập đã khiến cho tôi tự nhiên sinh ra đa sự mà có cái giọng khó chịu như thế này chăng? 

***
Đã biết mọi việc không ổn, sao người quản lý cứ loay hoay làm theo kế hoạch cũ, và người đi học cứ học? Để trả lời cho mình, tự nhiên tôi nhớ lại một câu chuyện do nhà báo Thái Duy kể. Đó là hồi khoán hộ đang còn phải làm chui,một cán bộ loại làm chui này giải thích với cấp trên: “Cũng biết là sai chính sách, nhưng không làm thế, e sai chính sách “. Và đây là câu trả lời của vị cấp trên kia: 
-- Thà đói còn hơn làm sai chính sách !
Dịch câu này ra hoàn cảnh hiện nay. Người đi học: “Thà ra trường không cơ quan đứng đắn nào muốn nhận chứ không chịu mang tiếng là chưa có cái bằng cử nhân “ Người quản lý: “Thà cho ra trường những sinh viên ọp ẹp chứ nhất định hoàn thành tốt chỉ tiêu số lượng “. Tư duy của chúng ta là thế đấy ! 


21-8

Ăn lận vào tương lai 
của con cháu !

Nhân đi tập thể dục, tôi thường kiêm thêm việc mua quà sáng cho cả nhà (các thứ bánh mì, xôi, khoai sắn … ). Chợt một lần, nẩy ra cái ý định vui vui là thử đếm số túi ny - lông mà chỉ một buổi sáng thôi, gia đình tôi mang từ chợ về. Khoảng độ một chục chiếc, vâng, không bao nhiêu. Cố nhiên là sau khi lấy thức ăn ra, tất cả đã được vợ tôi vo viên vứt vào thùng rác. Nhưng mãi mà không quen, nhiều lần tôi vẫn cứ nẩy ra cái ý nghĩ mà nhiều người cho là kỳ quặc. Câu hỏi tôi tự đặt ra đơn giản như sau: Riêng buổi sáng nhà mình đã vứt độ một chục chiếc.Vậy cả ngày, nhà mình đóng góp cho môi trường bao nhiêu túi?.. Và cả cái phường mình ở, cả cái thành phố này mỗi ngày góp cho lòng đất thủ đô bao nhiêu mét khối, bao nhiêu tấn cái nhân tố tàn hại ấy – bảo là tàn hại vì dù được chôn, nó rất khó phân hủy, nên sẽ làm hỏng môi trường làm hại đất đai cho đến vài chục năm hoặc lâu hơn nữa.

***

Từ lâu, đã nghe nói là các nước họ có chính sách bảo vệ môi trường rất ghê. Họ buộc mọi người phân loại rác ra làm hai thứ riêng. Thứ rác hữu cơ, dồn lại làm phân bón. Rác từ các hóa chất thì đưa vào máy móc xử lý. Riêng các thứ túi ny lông thì họ chỉ cho sản xuất thứ dễ phân hủy, giá thành có đội lên nhiều lần, nhưng đấy là chính sách cần thiết để người ta đừng phóng tay dùng nó một cách vô tội vạ ( ngoài ra không còn biện pháp nào khác ).
Nghe thấy hay quá. Nhưng không biết bao giờ nước mình học theo được ! 

***
Không cần là người trong cuộc mà chỉ qua đồn đại thì cũng biết rằng nước mình có cách “ nối ruột “ với thế giới rất độc đáo. Những loại ô tô mới đắt tiền. Các loại mỹ phẩm. Các loại rượu quý. Ngay cả thức ăn và các loại thuốc cũng vậy. Thời buổi hội nhập, cái gì thế giới họ có, thì mình cũng có khá nhanh. Hễ có nhu cầu thì có người tìm ngay phương thức thỏa mãn. Nhưng cũng có những thứ sao khó học đến vậy. Như là cách làm ăn nghiêm túc, bảo đảm quy trình và chất lượng. Như là tinh thần tự trọng của các quan chức. Như là thái độ sống ngoan ngoãn, lịch sự mà vẫn hiện đại của lớp trẻ... Thậm chí như là nghĩ về rác tôi nói ở đây. Tóm tắt một câu: cái tử tế thì khó vào ; cái hư hỏng thì đến tự nhiên và cắm rễ cũng một cách tự nhiên, như là chính ta phát minh ra vậy .

***

Có mấy hiện tượng dạo này thấy nói nhiều trên mặt báo: một là các khu rừng đầu nguồn bị phá hoại ; hai là các mỏ như mỏ cơ-rôm ở Thanh Hóa, mỏ sắt ở Trại Cau Thái Nguyên dân vào khai thác bừa bãi. Rồi chuyện việc công nhận Hạ Long là Khu di sản thiên nhiên thế giới có thể bị thu hồi, bởi vì để đủ các loại ô nhiễm xuất hiện. 
Cũng giống như chuyện rác, đó đều là các vấn đề liên quan tới môi trường. Khốn nỗi, những chuyện có dính dáng tới môi trường cũng tức là dính tới tương lai thì ở ta chỉ nói miệng thôi, chứ ít được chú ý lắm. Thậm chí nhìn vào cách phá rừng, cách nuôi tôm, cách khai thác di sản văn hóa …hiện nay, thì còn có thể nói là trong “cơn điên” muốn làm giàu, ta đang ăn lận cả vào tương lai của con cháu.







28-8 
Để đồng tiền đừng làm hỏng con người


Có một chuyện tôi vừa nghe được thấy thú quá. Chuyện tưởng là của riêng trong ngành ngân hàng mà hóa ra liên quan đến toàn dân thiên hạ. Đó là một mặt nhà nước thiếu vốn quanh năm lo đi vay các nước trên thế giới ; mặt khác nhiều người dân trong nước thừa tiền. Từng người có thể chẳng bao nhiêu. Nhưng gộp tất cả những chỗ thừa lại thì cũng ra một món ê hề. Tính về nguồn xuất phát có thể có đồng tiền sạch đồng tiền bẩn, đồng tiền do mồ hôi nước mắt làm ra và đồng tiền do ăn cắp của công mà có. Thế nhưng đứng về tác dụng với nền kinh tế thì chúng đều như nhau. Trừ loại đã mất hết lương tri còn nói chung, nhiều người đã có của vẫn muốn tích cóp để dành. Thành năm thành mười càng tốt. Mà chưa được, thì chỉ có hơn một vài phần trăm thôi cũng đã thấy thích. Vậy mà trong thực tế số người chịu gửi chẳng là bao. Lý do một phần là ở chỗ các ông Ngân hàng. Đáng lẽ phải nghiên cứu tâm lý người dân, và có chính sách cho thích hợp, thì các ông lại làm như ban ơn cho dân. Ngồi đấy chờ dân người ta đến xếp hàng. Rồi đến thì còn dẫn rượu đủ thứ thủ tục. Nhất là nghĩ tới chuyện lấy ra thì ôi thôi là phiền phức, của mình lĩnh về mà cứ như của ăn xin!. Đôi khi các ông ấy còn giở dọng truy hỏi tức là nghĩ xấu về người ta. Vậy là vô tình hay hữu ý đủ mọi cách đã được nghĩ ra để làm phiền người đến gửi. Thành thử, trừ trường hợp bất đăc dĩ, còn không ai dại gì mà lại tự mang thân và tiền đến cho các ông ấy hành. Thế thì nhà nước làm sao đủ vốn làm ăn được?

*** 
“ Đến cái tăm cũng không còn được hiểu như cũ ”. Hồi kinh tế thị trường mới được mở ra chúng tôi được nghe một nhà kinh tế giảng vậy, và cứ nhớ mãi. Tôi đã nghiệm nó vào chuyện ăn uống đi lại, nuôi dạy con cái, thậm chí là cả chuyện đạp xe đến cơ quan hàng ngày. Nay lại thấy trong chuyện ngân hàng. Tất cả cần định nghĩa lại. Và tất cả cần được làm khác chứ không phải chỉ theo thói quen.

***
Hai chữ lạm phát dạo này được dùng khá phổ biến. Các trường lạm phát học sinh giỏi. Các ngành khoa học lạm phát tiến sĩ. Một nhà báo theo dõi xuất bản than thở: đang lạm phát sách làm quan. Theo tinh thần này mà xét thì quá nhiều thứ phải kêu. Các hội văn nghệ lạm phát những cuộc thi văn thi thơ nhạt nhẽo. Truyền hình lúc nào cũng lạm phát các cuộc đố vui. Trên các trang báo điện tử lạm phát những tin tức lá cải kiểu cô ca sĩ vớ vẩn nọ có bầu, nhà văn hạng ruồi kia bỏ vợ. Ngược lại bao nhiêu việc cần chúng ta lại không làm. Như giúp nhau học hành thêm. Như giúp cho các gia đình chi phí hợp lý và dạy dỗ con cái. Chuyện đồng tiền và ngân hàng cũng vậy, chẳng bao giờ được bàn đến nơi đến chốn, trong khi đó tôi tưởng đây là một cú hích ban đầu góp phần làm lành mạnh cả xã hội. 


***
Một lý do nữa khiến tôi muốn mang chuyện gửi tiền ra bàn là vì ở đây có một sự thật. Ấy là lâu nay bắt đầu xuất hiện một tình trạng ngược đời. Xã hội nhin ngoài vẫn tiều tụy.Còn đi vào từng cơ quan từng gia đình thì ngược lại. Tuy chẳng làm ăn chăm chỉ gì song nhiều người chỉ lo tiêu và chẳng biết tiêu sao cho hết. Chúng ta đang có một xã hội say mê tiêu thụ kỳ cục. Và đồng tiền đang trở thành yếu tố phá hoại nhân cách con người, như nhiều bậc hiền triết vẫn than thở trên các trang sách văn chương.


4-9 
“ Có gì là quan trọng đâu! “ 

Anh B, bạn tôi có một lối trò chuyện rất có duyên, hễ có mặt ở đám nào là đám ấy xôm trò hẳn lên. Sự hấp dẫn của anh một phần là nhờ ở tài “trở cờ”, đang nói xuôi thế này mà nghe chung quanh có vẻ nghĩ khác là anh xoay ra nói ngược lại ngay cái điều vừa nói ban đầu.. Thành thử lâu ngày chúng tôi cũng ngán, mặc dầu lúc không có chuyện gì vẫn thích nghe anh nói. Đã mấy lần tôi sa vào thế tranh cãi với anh về một vài vấn đề mà chính tôi đang loay hoay tìm cách tự trả lời.Tôi nói khá hăng.Mà anh cũng trổ hêt tài vặn lại tôi. Nhưng với tôi đau nhất sau những cuộc tranh cãi này, không phải bị thua, mà là cái câu “ khóa đuôi “ của anh: 
-- Mày tưởng từ nãy đến giờ tao nói chuyện nghiêm chỉnh đấy à? Nói thật nhé đối với thằng này không có gì là quan trọng cả.
Thế là mọi chuyện muốn bàn bạc với B trở nên vô nghĩa và tôi chợt hiểu tại sao một người vốn thông minh như anh trở thành một người dông dài qua ngày, ăn bám xã hội. 

****
Mỗi lần có dịp phải đi lại trên những quãng đường quốc lộ mà hoàn thành theo kiểu làm ăn gian dối, đường vừa làm xong xe đi đã nẩy tung cả người, là tôi lại nhớ tới ông thứ trưởng đang bị tạm giam Nguyễn Việt Tiến. Qua một vài người thân của ông, tôi biết vị nguyên thứ trưởng bộ giao thông này vốn có trình độ, đi nước ngoài nhiều, chịu học hỏi (cầu cho lời đồn đến tai tôi là đúng !). Thế thì cái gì đã khiến ông cho phép đám người dưới quyền làm ăn gian dối, và để lại trên đất nước những con đường đáng xấu hổ như hiện nay? Có thể có nhiều lý do tôi không biết, nhưng tôi ngờ trong đó có một lý do sâu xa: ông cảm thấy cái tình trạng giao thông của mình là tuyệt vọng. Không bao giờ ta có thể bằng người. Bởi vậy, phóng tay mà làm cốt cho xong việc. Từ một con đường hỏng bàn giao quấy quá cũng xong tới nhanh chóng đẻ ra những con đường “ giả lễ bà chúa mường “ tiếp theo. Và hẳn trong thâm tâm ông thứ trưởng tự nhủ đường xấu chả chết ai hết, rồi người dân trên đất nước này đi lại làm ăn trên những con đường khốn khổ thế này vẫn sống nhăn răng một lượt, thảng hoặc có vài vụ tai nạn thì cũng xong thôi, có gì đáng sợ !?


****
Bán đất đai bừa bãi như mớ rau con cá. Sẵn sàng nghiệm thu những công trình xây dựng không ai dám đến ở. Nắn lại cả những con đường liên quan đến bộ mặt một thị xã một thành phố. Chế ra các loại vắc xin không đạt tiêu chuẩn tiêm phòng bệnh cho dân chúng một vùng. Bịa ra hồ sơ thương binh liệt sĩ giả để lĩnh “ tiêu chuẩn “ … Trong tâm lý những người làm việc đó, tôi tin thả nào cũng tìm ra cái độc tố “ không coi cái gì là quan trọng “. Người ta gọi đó là tinh thần hư vô. Nói như một câu ngạn ngữ phương Tây Chúa đã chết rồi, ai muốn làm gì thì làm. 


****
Đọc báo, thấy một chuyên gia nghiên cứu về biển nói là có khả năng Vịnh Hạ Long bị đầm lầy hóa, lòng biển nhiều bùn, san hô đang chết hàng loạt. Cố nhiên so với ám ảnh dịch lở mồm long móng lan rộng dần dần, dịch cúm gà có nguy cơ bùng phát trở lại, vì làm giả dối nên kế hoạch cổ phần hóa không thu được hiệu quả, sức cạnh tranh của hàng hóa Việt nam tụt 21 bậc trong hai năm 2004-05 …, thì cái chuyện đầm lầy hóa nghe ra có vẻ xa xôi lắm. Nhưng tôi không đồng tình với một người bạn khi nghe anh ta nói chữa rẳng cái di sản thiên nhiên tuyệt vời ấy không sao đâu, việc đầm lầy hóa mới là ý kiến cá nhân thôi. Tôi đã nghe ra ở đây mùi vị của lối tư duy “ có gì là quan trọng đâu?!“ quá phổ biến hiện nay.




Một sự đồng tình tai hại 

“ Bộ Binh Bộ Lễ Bộ Hình – ba bộ đồng tình bóp vú con tôi “. Câu ca dao ấy, bọn tôi đã được học đâu từ hồi học cấp II ( ngày nay gọi là Trung học cơ sở ). Ấn tượng chính mà chúng để lại trong đầu óc là hành động lả lơi chòng ghẹo của mấy vị tai to mặt lớn. Người ta thưởng thức nó với bao niềm khoái chá. Ra các ông mặt sắt đen sì cũng không thoát khỏi sức hấp dẫn của khuôn ngực phụ nữ ! Hồi ấy tôi chỉ nghĩ được vậy. Nhưng hôm nay tôi lại muốn khuyên đỏ cho hai chữ đồng tình. Nó lột tả được sự ăn ý nhịp nhàng của cả một bộ máy,trong nhữn
SỐ TRUY CẬP online