TRUNG QUỐC TRONG MẮT TÔI



Một ít ghi chép

Bắt đầu : bài thơ của Trần Nhuận Minh
trong tuyển thơ Việt nam 1975-2000 :

Nguyễn Du


Đến đâu con cũng thấy Người

Xin dâng chén rượu giữa trời Trung Hoa
Hạc vàng một bóng lầu xa
Hồ Nam úa ráng chiều tà hanh heo
Tiệc to thường ở nơi nghèo
Đồng ngô khô xác mái lều gió lay
Người xưa đi xứ qua đây
Bùn lưng bụng ngựa sông đầy thuyền trôi
Cỏ cây thành luỹ khác rồi
Hoàng hà đã cạn thơ Người vẫn sâu
Thời nào thì cũng như nhau
Nỗi buồn ly biệt , nỗi đau dối lừa
Tiền Đường sầm sập đêm mưa
Nước âm u chảy như chưa vớt Kiều
Nghiệp thành cũng tiếng quạ kêu
Lâm Truy bến cũ cầu treo rực đèn
Sắc tài chi để trời ghen
Người đâu phải nước đánh phèn cho trong
Cõi đời đâu cũng long đong
Văn chương bạc phận má hồng vô duyên
Bời bời những cuộc đỏ đen
Chính trường sấp mặt đồng tiền xoay ngang

Đặt chân lên đỉnh Thiên Đàn
Bốn bề mây trắng thu vàng lá rơi
Bâng khuâng con lại thấy Người
Vái trời con đứng ngang trời Trung Hoa
( các câu gạch dưới là do VTN nhấn mạnh )




Trong hồi ký Đời viết văn của tôi , Nguyễn Công Hoan tự hào kể : “ Ngay từ những năm tôi còn nói ngọng , tôi đã thuộc một số thơ cổ của Trung quốc . Rồi tôi học phương ngôn, tục ngữ ca dao của dân tộc . Rồi tôi thích nghe những vần thơ chống Pháp của những tác giả ẩn danh do cha tôi dạy truyền khẩu . ..”

Tô Hoài : đoạn mở đầu Cỏ dại (?) , trẻ con thường ca ngợi anh hùng dân tộc nhưng lại chửi các nhân vật tàu

Trong Nửa chừng xuân , đoạn Mai nhớ lại lúc bé : văn chương Tàu


Những người Tàu đã có mặt trong các truyện ngắn Thạch Lam
Muốn hiểu văn hoá Trung Quốc đi vào dân gian đến đâu , phải trở lại với Nguyên Hồng



Đọc Thi pháp Truyện Kiều của Trần Đình Sử , thấy rõ muốn giải quyết v/đ chất lượng Truyện Kiều , phải trở lại mối quan hệ văn hoá Trung Hoa- Việt Nam .
Theo tôi tài năng của ND là ở chỗ trong khi viết lại một truyện của Trung quốc mà gửi vào rất nhiều điều của mình . Phải lý giải cái cơ chế tâm lý cảm thấy của mình đó , mới hiểu được Kiều .
Một điểm khác là với Ng Du , văn hoá VN như trở thành chín đẹp rực rỡ , đầy đặn ( nhiều truyện nôm , cũng như nhiều hiện tượng văn hoá khác cứ cho ta cái cảm giác còn xanh , chát , lổn nhổn , không thuần thục )
Nhớ có lần chính TrĐSử đã nói lăng nhăng về ảnh hưởng của văn học Trung quốc với văn học VN , trong đó cái ý chính là biện hộ : Theo Sử , quy luật của văn học trung đại là sao chép cho nên việc ta sao chép của Tàu cũng là tự nhiên .

Thằng con trai 10 tuổi của tôi cũng biết rằng người Nhật bản là tự người Trung quốc mà thành
Đọc Mấy v/đ lịch sử VN của các tác giả trường phái Mỹ , đoạn nói về nhà Nguyễn và nhà Thanh : cái gì ta cũng học của Trung quốc nhưng cái gì cũng không bằng .
Cái ý chịu học không xấu hổ khi học quá rõ , đại ý có việc gì vua tôi cần thảo luận , vua bảo phải xem lại sách nhà Thanh đã .

Đoạn Phan Kế Bính nói về tính xa xỉ của người Việt khi khánh điếu mừng và chia buồn : toàn thích dùng hàng Tàu

7-12-2003
Hồ Anh Thái kể ông Tô Hoài bảo rằng xưa nay chỉ sợ nhất anh Tàu cả từ truyện của nó đến hàng của nó .

Còn nhớ , hồi hội nghị Việt học 1998 , một học giả nước ngoài đã nói rằng các anh không trốn được lịch sử đâu, riêng về kinh tế người Hoa có vai trò rất lớn, tại sao các anh lại lẩn tránh . Cuộc trao đổi trên mạng Talawas cuối 2003 , một người Hoa nay định cư ở Mỹ và trước đó sinh ở VN nói rằng một khuyết điểm của Tr Đ Hượu là không có ý kiến rõ rệt về mức độ Hán hoá của người Việt .

CUỘC TRỐN CHẠY TRONG LỊCH SỬ : tài liệu trong Việt nam quốc sử khảo

Đọc cuốn lịch sử cận đại VN in hồi 1958 ở HN , thấy có cả một chương nói về tình hình Trung quốc ảnh hưởng tới VN ra sao . Sách về sau này ít có một mục như vậy .
Cũng như mở đầu Việt nam văn học sử yếu , DQ Hàm nói ngay về ảnh hưởng của Trung quốc . Các sách sau này không thấy làm thế bao giờ .

Trong cuộc hội thảo văn học đồng bằng sông Hồng, một ông nhà văn viết là “” Ông cha ta có câu Nhân bất học bất tri lý ...“ rồi giảng giải là phải học nhưng hãy học bằng cách trở về nguồn của ông cha . Có biết đâu đấy là một câu trong Tam tự kinh .

Mấy năm trước Đỗ Phước Tiến kể là lên biên giới thấy hải quan mình tay đút túi quần còn hải quan TQ làm việc rất nghiêm chỉnh , và đám điếm lảng vảng dọc biên giới toàn đám điếm người Việt .

Có một việc người ta cứ hay mang ra để chê TQ là họ có CM văn hoá . Nguyễn Huệ Chi trong một bài viết về HN cũng nói vậy . Nhưng một người khác cãi lại : không thể dựa vào đó để cãi cho cái nhôm nhoam của thủ đô mình

Ông Trần Đình Hiến bảo tôi : tiếng Việt nghe như một thứ tiếng dân tộc thiểu số

Ông Phan Ngọc trong những bài viết chính thống thì tỏ ra rất cứng . Nhưng thỉnh thoảng lại có một câu bỏ nhỏ , ví dụ như mở đầu một bài viết về văn hoá , ông kể rằng Người Tàu chê người Việt là sống trên đống thuốc , tức là các loại cây làm dược liệu mà vẫn chết vì thiếu thuốc .


Đang có một phong trào rầm rộ là viết tiếng Việt theo kiểu thư pháp, tôi nghĩ nó là một chuyện lố bịch ta thèm tàu mà thèm không được . Nói là lố bịch vì có ông viết chữ tâm quốc ngữ bằng cách viết bộ nhân đứng bên trái (hiểu ý là chữ T , còn en phải chữ â va m loằng ngoằng gợi nhớ chữ vuông mà không phải là chữ vuông ) . Lúc nào trong hành động ta cũng bắt chước Trung quốc mà trong thực tế lại cãi nhem nhẻm là không chịu ảnh hưởng gì cả

Lại Nguyên Ân kể là Phan Khôi có viết một bài là Của tàu trả tàu. Trong nhà cụ nghè Ngô Đức Kế có một đôi câu đối rất độc , nghĩa là rất hay, tưởng là của chủ nhân , hoá ra của một người tàu , và do nhà sách nào đó bên Thượng hải in, các cụ đặt mua qua các cathaloge mà họ gửi sang


Cái mà tôi bị ám ảnh là sự đồng đều của TQ
Sự đồng đều ấy là một khuôn mặt khác của tính thống nhất

Nét đặc biệt của văn hoá VN là tình trạng lổn nhổn
Những nhận xét của Tạ Chí Đại Trường
Bài TIẾN TRÌNH VƯƠNG HOÁ MỚI
-- Nhận xét mỗi lần thắng tàu An nam bắt chước Tàu dữ hơn trước là của một người Pháp A. Masson .
-- Thời trung đại trong mắt người VN , thế giới này chỉ có hai nước (VN và TH )
-- Sự đoạn tuyệt sau ngàn năm bắc thuộc không xảy ra bởi vì nền độc lập hình thành được cũng có yếu tố quan trọng từ chính sự ngoại thuộc kia
-- cái mạnh của Trung Hoa là tính kết tập của chính quyền có từ thời Tần Thuỷ Hoàng . Mà trước đó ở VN , không có sự hiện diện của một chính quyền thống nhất .
-- Bắt chước cho thấy một trình độ thấp nhưng dẫu sao cũng là một hành vi có ý thức. Tự mình bắt chước thì được , nhưng ai đó bảo mình đang bắt chước thì không xong .
Công thức : chỗng cự mà chấp nhận, theo đuôi mà phủ nhận
-- Mới và cũ trộn lẫn nhau trong đó cũ tiềm tàng nâng cao hình ảnh Mới để bào chữa cho nhu cầu tiếp nhận
-- Hơn nửa thế kỷ bị ép buộc chấp nhận văn hoá Tây phương không nhằm nhò gì so với ngàn năm chung đụng với Trung Hoa (Nhàn : Nhớ lại một ý của Phan Ngọc đại ý ảnh hưởng Pháp mạnh hơn ảnh hưởng Trung Hoa !)
-- Cao Ly ảnh hưởng Trung Hoa nhẹ hơn : họ còn có hệ thống chữ riêng. Còn chữ nôm : một thứ chữ Hán mới nặng nề đeo đẳng nguyên mẫu như một thân phận đã có kháng cự mà không rút ra được
-- Lý tưởng mới phủ nhận hướng học theo phương Tây trong lúc người có quyền không biết cai trị dân thế nào , nên ngã vào vòng tay người bạn lớn cũng là tự nhiên

* Tổ chức xã hội mới một nề nếp sinh hoạt mộng du
-- Bắt chước dẫn đến a dua được bào chữa bằng sự chia sẻ lý tưởng chung .
Bán biển cho người ta: bởi người cầm quyền không ngó xa hơn mấy đám ruộng được Ng Công Trứ khai khẩn từ thế kỷ trước .
-- Quen nói láo với dân nên cũng nói bừa về thế giới ví như sau 1975 có lần bảo chỉ có VN độc lập thực sự , còn ĐNA nằm trong vòng thực dân mới
-- Lối tiếp nhận ngày nay : học mà không cần cố vấn . Độc lập hẳn hoi ( Nhàn : tức học lỏm . Y như các cụ )
-- Xưa lấy tiền riêng hối lộ . Nay lấy của công hối lộ . Cái mới đặt căn bản trên cái cũ để nở rộ ra nên dược coi là tự nhiên

-- Cuốn Người Trung quốc xấu xí của Bá Dương : Phản ứng thứ hai trong cách nhìn tiêu cực về văn hoá TH , sau lần thứ nhất là Ngũ Tứ ( Nhàn : Một cái nhìn kiểu phương Tây vè văn hoá Trung Hoa )
-- Thói ranh vặt của người Việt : sản phẩm của sự yếu hèn . Khoẻ mà ham muốn thì mưu mô. Yếu mà ham muốn thì mẹo vặt . Và thành thói . Có cái lạ kèm theo : Sự huyênh hoang về thói ranh vặt của mình huyênh hoang với cả người ngoài .
Qua hai mươi năm chiến tranh giá trị tinh thần đã bị hạ thấp nhân danh chính nghĩa , lý tưởng . Chiến thắng 1975 là chiến thắng của lạc hậu bảo thủ truyền thống .
Cán bộ miền bắc vào nam sau 1975 mang niềm tin tông đồ lẫn lộn với sự vênh vang ơn giải phóng . Làm ăn phá phách , có ai phàn nàn thì nói một cách thản nhiên: Thế mà chúng tôi thắng Mỹ đấy . Một lối nói ngọt ngào đểu giả ( Nhàn : trường hợp Gặp gỡ cuối năm của Ng Khải )
Con đường Trung Hoa luôn luôn là con đường dễ chịu . Nguyên nhân là thói quen đường cũ nhưng còn là bởi chiều sâu văn hoá của người Việt không nhiều . Cái làng nhàng truyền thống học được của Trung quốc theo kiểu cò cưa khiến cho người ta dễ tự bằng lòng với cái nửa vời của mình -- khác với thanh niên TQ trong các vụ bạo loạn . ( Nhàn tóm tắt : Mọi lý thuyết gia đổi mới đều vớ vẩn )

Nay là cái thời người ta giả làm cộng sản như các viên chức giả như làm việc, nhà nước giả như giả lương ( Nhàn : và chúng ta giả vờ làm người , giả vờ viết văn !)

Bài Giao tiếp đông tây ở VN
--Cái học Trung Hoa của người Việt chỉ góp một phần vào việc giữ nước chứ chẳng mang một chút sáng tạo nào cho tư tưởng phương Đông. ( ở một đoạn dưới : học nho , chỉ dừng lại ở tình trạng làng nhàng của kiến thức dựng nước Còn Phật giáo thì chỉ ôm mãi được một hương Thiền mà lại đầy tính chất phù thuỷ . Nguyễn Tự Cường vạch rõ rằng nhiều bài kệ trong Thiền uyển tập anh chép lại của Trung Hoa mà cho là của mình )
-- Các ông Trạng nguyên tiến sĩ không làm được gì ngoài phận sự một ông quan .
-- Phan Huy Thực (?) nói với Minh Mạng nhân sĩ Bắc hà chỉ học sách Thánh hiền thế kỷ XIII là muộn nhất .Trong khi đó từ đời Đường người Nhật đã gửi cả phái đoàn vào lục địa học cho hết những tinh hoa của nước lớn
-- Người Nhật không sợ mất bản thân khi cố tình học người đến tận nơi tận chốn
-- Ng Bỉnh Khiêm chỉ có sấm . Khía cạnh Đạo – Thần giáo tràn ngập trong sinh hoạt Việt
-- cốt tính văn hoá văn minh Đại Việt hình thành từ hai yếu tố : Đông nam á do địa dư và sự học hỏi từ Trung Hoa nhưng trong hai yếu tố này thì Trung Hoa lấn lướt .
-- Có vẻ như sự đe doạ của phương tây với VN lúc đầu được triều đình nhà Nguyễn nhìn không phải là từ phía binh lực mà là một đạo mới
-- Người Việt chỉ thấy những biến đổi thời mất nước như một thời kỳ đen tối mà không thấy nó mở đường cho VN tiếp xúc với thế giới thực sự . Sau 1945 con đường hiện đại hoá dù quanh co nhưng vẫn là tiếp tục .
-- người đóng vai trò cầu nối văn hoá không phải chỉ những thông ngôn theo nghĩa đen , mà bồi bếp lái xe , người công giáo có học trường dòng

-- Người phương đông hay sĩ diện . Nhưng cái chính là có lối sống hai mặt , và dễ trở mặt
-- Từ khi nước Việt trở lại với Đảng Cộng sản TQ , con đường Tây phương hoá của VN nhuốm thêm màu sắc bảo thủ rộng lớn (CNKS : một thứ con hoang của nền văn hoá tây phương . )
-- Chiến tranh là văn hoá . Tuyệt đối hoá lòng yêu nước làm như người Việt thế kỷ XX yêu nước hơn người Việt thế kỷ trước .
-- Nói liều : làm như cái đình làng có từ cổ xưa . Thực ra nó mới có từ 1496 (?) . Các hương ước có sớm hơn (1464 ) . Nhưng nên nhớ sự nở rộ của làng và đình làng gắn liền với sự phát triển của chiến tranh , loạn lạc .

-- Hình như có một cái gì đó không ổn trong tâm hồn người Việt khi phải đối phó với nước Trung Hoa . Cái gì đó không có dáng tự tin ( Nhàn : Luôn luôn làu bàu mà không cãi được thành lời lẽ đàng hoàng !)
-- Từ thiên triều phiên thuộc đến đồng chí , có lúc có sự bồ vập mang nét nịnh bợ , song không tránh được sự gãy đổ .Song sau sự gãy đổ như năm 1979 , sự lệ thuộc như càng mang dáng tinh tế hơn . Cùng với sự chiến thắng của truyền thống , nó tạo thành những ràng buộc trong ngoài khó dứt .
-- Một nền văn hoá lớn là bao gồm những nguyên tắc lớn của nhân loại và đồng thời mang tính khả thi để đưa con người thay đổi , liên tục tiến xa khác với buổi đầu . Không ai muốn song thực tế các nền văn hoá vẫn mang tính lớn nhỏ , cái lớn thu hút cái nhỏ .
-- Người ta muốn có một nhân loại nhiều hình sắc , không phải một màu nhàm chán . Tuy nhiên , sự cách biẹt giữa các nền văn hoá ít ra xuất phát từ mức sống vật chất dễ thấy lại khiến cho các tập đoàn nhỏ sống èo uột , căn cước của các cá nhân trong đó mờ nhạt .
-- Thay đổi có gì rối loạn thì tìm đủ cách bào chữa . Chỉ vì bản sắc không có , chính sách không khôn ngoan , học hỏi người không đến nơi đến chốn , tiếp nối cái làng nhàng xứ cũ rồi lại đổ tại người .
--Hướng về Nhật nhưng không học hỏi đến cùng . Cứ lấy cớ giữ gìn tinh thần dân tộc để che đậy sự thụt thò nhút nhát , và nhong nhóng trông ông bạn lớn để làm theo .


Trung Hoa hay là
Một định nghĩa về văn hoá

Từ hai hiện tượng tiêu biểu
Những hàng chữ rồng bay phượng múa tung hoành Sự phát minh ra chữ vuông của người Trung quốc theo như các bộ sách nghiên cứu về văn minh nhân loại vẫn viết , là cả một kỳ công . Có một giai thoại kể rằng sau thứ chữ này được phát minh ma quỷ phải cất tiếng khóc mà đi kiếm ăn nơi khác vì từ nay con người đã tìm được một công cụ phát triển phi thường .

Và những nồi cháo rất sánh
Khi đi theo một đoàn du lịch bụi , khi đến làm khách một cuộc hội thảo quan trọng , song nói chung là ở những nơi trên đất Trung quốc mà tôi đã có dịp đi qua -- những bữa ăn sáng mà bọn tôi được dọn cho ăn đều có một cái khung giống nhau . Một ít bánh bao đủ loại , thứ vuông thứ tròn . Và nồi cháo . Nơi sang một chút thì có thêm trứng muối . Nơi nghèo hơn thì chỉ có cala thầu hoặc các loại dưa. Song tôi có cảm tưởng nồi cháo kia đã là tất cả . Nó được nấu thật rền , nước ánh lên một màu hơi xanh xanh và múc ra thật sánh . Thanh sạch . Kỹ càng . Nhuần nhị . Bởi vậy có thể nói là cùng lúc nó gợi cho người ta nhiều cảm nghĩ : rằng chân chất của cuộc đời đã hội tụ ở đây ; rằng chúng ta phả biết nhận ra nó để rồi góp thêm công sức của mình vào làm cho nó trở nên hoàn thiện chín đầy . Chỉ có công sức con người thêm vào mới làm cho của báu thiên nhiên được tái sinh trong một hình thức đầy ý nghĩa giáo dục như vậy .

Một định nghĩa về văn hoá
Nếu bây giờ cần có ai đó để công điều tra xem có khái niệm nào được chúng ta hàng ngày sử dụng nhiều nhất tức là xuất hiện ở cửa miệng mọi người một cách thường xuyên và có mặt trên các trang báo trên các chương trình phát thanh truyền hình với mật độ dày đặc , thì tôi ngờ rằng hai chữ văn hoá thuộc loại có tần xuất cao nhất tức có mặt
Thế nhưng hiểu được thế nào là văn hoá không phải chuyện dễ .
Đã có vài trăm định nghĩa được nêu ra , nhưng tôi ngờ rằng ngay cả khi đã thuộc làu các định nghĩa đó rồi thì
Bấy giờ người ta phải tìm tới những nền văn hoá cụ thể để qua những nền văn hoá đó mà hiểu về văn hoá nói chung .
Trung quốc là một trong những nước mà nền văn hoá đủ sức đáp ứng nhu cầu đó .
Nói cách khác , Trung quốc là một thứ định nghĩa về văn hoá
Thông thường mọi người chỉ hiểu văn hoá là những gì nghiêng về đời sống tinh thần , tức những gì hoa lá , và mặc dù không phản đối nhưng chúng ta không thích dành thời gian để tìm hiểu từ việc buôn bán việc làm ruộng , việc quản lý đất đai rừng núi rồi những việc nhỏ nhặt như vứt một ít rác , khai một cái rãnh tổ chức một hệ thống xử lý nước thải , qua đó khái quát nên thực chất văn hoá của một dân tộc .
Thế nhưng tôi nghĩ rằng trong nồi cháo hoa mà mỗi người Trung quốc vẫn nấu hàng ngày cái thực chất của một nền văn hoá ở họ
sự hiểu biết sâu sắc về thế giới
và niềm tự hào chân chính rằng
biết làm giàu lên nhờ người khác
Vào những ngày tháng cuối 2003 này , báo chí thế giới mà tôi đọc được qua các bản tin tham khảo của TTXVN thường tập trung ca ngợi chính sách ngoại giao khôn ngoan của TQ . Họ có sự đối xử khôn ngoan không chê vào đâu được . Và trước tiên , họ đã có một sự hiểu biết tuyệt vời về thế giới . Ví dụ có một ít biến động ở Campuchia , họ biết ngay nên làm thế nào có lợi .

Theo các nhà nghiên cứu lịch sử thì sự phát triển của Trung quốc bắt đầu là từ mạn tây bắc , và mãi về sau , tới nhà Tống, dải đồng bằng hạ lưu phía nam sông Trường Giang ( tức Giang Nam ) mới có lúc trở thành trung tâm của đời sống cả nước . Cái vùng đất có lúc được xem như miền viễn tây của nước Mỹ này quả thật có mang lại cho xứ sở những yếu tố mới . Nếu con người mạn Thiểm Tây , Tứ Xuyên có cái quắc thước khoẻ mạnh của núi cao rừng thẳm hoặc những cả dải hoàng thổ mênh mông , thì con người Giang Tô, Chiết Giang lại thường dịu dàng tinh tế như sông nước hữu tình .
Cuối tháng X . 2003 vừa qua , tôi đã có may mắn được sống ít ngày ở vùng đất duyên dáng này. Từ Gia Hưng quê Kim Dung , tới Thiệu Hưng quê Lỗ Tấn , bên con đường nhựa hiện đại tốc độ xe thường đi tới ngót trăm cây số một giờ , làng xóm hiện ra khá hiền lành . Dân không đổ xô ra cạnh đường cắm đất làm nhà rồi buôn bán lặt vặt mà yên tâm sống trên những mảnh đất từng quần cư từ nhiều đời . Nhà cửa hầu hết đã lên hai tầng , nhà rõ ràng mới làm , vậy mà tất cả xếp thành hàng lối hợp lý , không cái quay ngang cái quay dọc , càng không có những kiểu chơi trội mái cao vót lên hoặc tường nhà trát thêm những màu loè loẹt . Bên trong sôi sục làm ăn thế nào không biết nhưng , trên cái nền vàng của ruộng đồng mùa lúa chín , những ngôi nhà ấy chỉ gợi một cảm giác bình thản tự tin . Người ta không cần cuống lên mà vẫn làm giàu một cách đàng hoàng .
Quê Mao Thuẫn là huyện Đồng Hương , ruộng dâu hai bên đường xanh mướt , lá dâu to gần bằng bàn tay. Nơi gia đình Mao Thuẫn lập nghiệp có tên Ô Trấn . Đó là một thị trấn nhỏ , ở đó người dân làm nghề dệt , những khung gỗ để phơi vải cao hàng dăm bảy thước , ai đã xem phim Cúc Đậu của Trương Nghệ Mưu hẳn nhớ những khung gỗ này . Cũng như Tây Đường của Gia Hưng , Ô Trấn của Đồng Hương thuộc loại những cổ trấn ( thị trấn có từ lâu đời ) của vùng Giang Nam , nơi từng lớp nhà gỗ san sát chen nhau sát mép nước những con kênh nhỏ , và phong cảnh bao giờ cũng nổi bật với rất nhiều cầu đá bắc ngang . Điều khiến tôi ngạc nhiên nhất là khả năng chung sống của con người với thiên nhiên . Giá kể ở những nơi khác thì kênh ngòi như thế chẳng bao lâu ô nhiễm và biến thành một thứ sông Tô Lịch nặng mùi không ai muốn đứng cạnh , rồi chẳng qua chỉ vì cần kiếm đồng tiền mà người ta bắt buộc phải ở và cứ thế quen dần . Đằng này không , hình như bao nhiêu nước thải được dẫn theo một đường cống riêng , con kênh trong trẻo lạ thường , các cô gái vẫn mang quần áo bên cầu giặt giũ , tưởng như những nàng Tây Thi ngày xưa cũng chỉ làm vậy . Theo thuyền du lịch đi dọc kênh , tôi đọc được những khẩu hiệu kẻ kín đáo , đại ý “ bảo vệ nguồn nước sạch là bảo vệ cổ trấn “ . Lòng tôi trào lên niềm kính phục khả năng chung sống với thiên nhiên của cư dân nơi đây . Con người không được ruồng rẫy và bòn mót bóc lột đất đai sông ngòi , để rồi làm hỏng chúng , mà phải biết chung sống và làm giàu thêm môi trường quanh mình ---cái điều mà xã hội hiện đại thường kêu gọi ấy , hình như tự người Trung Hoa đã biết thực hiện từ lâu lắm .
văn hoá như một yếu tố
của sự phát triển
Đi giữa Thẩm Quyến Chu Hải và xa hơn nữa Thượng Hải Hồng Kông , đôi lúc người ta không khỏi có cảm giác như mình đang sống ở phương Tây. Những thành phố lớn với những toà nhà tám mươi tầng , trên một trăm tầng cho thấy sức sống mãnh liệt của một trong những đất nước có nền kinh tế phát triển nhanh nhất hành tinh như báo chí ngày nay thường nói .
Nhưng không chỉ có các đô thị năng động sôi sục , mà Trung quốc còn có những làng xóm thanh bình yên ả , cũng như bên cạnh những bữa đại tiệc linh đình món ăn cầu kỳ sang trọng , lại có những nồi chao hoa rất sánh mà những tỉ phú đô la lập nghiệp ở nước ngoài vẫn ưa thích . Tôi cho rằng văn hoá Trung quốc là thế , là bên cạnh vẻ đầy đặn , rực rỡ , còn có cái chắc thiệt nhuần nhị , ở đó một tinh thần hiện đại sâu xa thấm nhuần ngay trong cách sống , với những đường nét cổ kính , mộc mạc mà người ta quen hình dung qua những bức tranh thuỷ mặc , những bài thơ Đường của Vương Duy, Lý Bạch . Khi xem xét sự phát triển thần kỳ của nước Trung Hoa đầu thế kỷ XXI với những tin tức truyền đi hàng ngày làm cho chúng ta sửng sốt , có lẽ không nên quên rằng chính cái chắc thiệt duyên dáng kia mới là cái gốc bền vững.

6-2-04
Ghi chép từ một bài trong Tổng tập văn học VN bài mở đầu cho tập 35, chuyên về văn học cách mạng . Sách ra 1997, còn bài viết là từ 1983 . T/g là Hồng Chương
Mở đầu , Hồng Chương dẫn một câu của Tư Mã Thiên đại ý nói người Trung quốc quan niệm viết sách là để truyền đạt ý nghĩ của mình tới người đời . Không những Tư Mã Thiên mà nhiều văn gia khác cũng chung ý nghĩ đó. Còn với người VN viết văn làm thơ là để nói lên ý chí kiên cường bất khuất để ca ngợi chủ nghĩa yêu nước .
Theo cách nghĩ ấy thì những Nguyễn Du , Đoàn Thị Điểm không phải là nhà văn VN .Và tôi lại chợt nhớ một câu bình luận của Chế Lan Viên về văn học CHDC Đức khi nước Đức còn chia đôi: họ cố làm ra khác CHLB Đức . Kết quả là họ khác luôn cả văn học .
Chuyển sang trường hợp Hồng Chương , oo nói : ta muốn khác TQ. Kết quả là ta không còn là văn học .

Trong khi lớn tiếng tự khẳng định thì người Việt vào thời điểm này ( thời đại lớn như chúng ta nói ) lại tỏ ra rất mê TQ, muốn trở thành TQ. Như cái chuyện thư pháp tiếng Việt mà tôi thấy ghê tởm . Đằng sau cái chuỵện tự hào tự tôn, thật ra là một cách bắt chước hèn hạ .
Điều này thấy rõ hơn cả trong ngôn ngữ

Nhân đây tôi ghi lại một câu của Huỳnh Thúc Kháng mà Hải Triều ghi lại trên báo Đông Phương 1933 , còn tôi thì tình cờ tìm thấy trên Tổng tập văn học VN , tập 35 :
Nghe đọc một câuthành ngữ chữ hán hay câu Đường thi câu Minh Tâm gì đó , cái não tôi tự nhiên cảm xúc không khác gì ơ nơi đất khách quê người mà bỗng gặp người quen , vui sướng vô cùng .
Thỉnh thoảng gặp một vài câu chữ Hán nói về tính nết cần kiệm, tôi giảng cho [ con cháu ] nghe để chữa bớt cái xa hoa kia .

12-2-04
Nguyễn Công Hoan là người từng ghi lại một phong trào ít người biết , xảy ra ở Hà Nội hồi những năm hai mươi : phong trào tảy chay hàng Tàu mà hồi ấy gọi là đế chế Bắc hoá . Thế nhưng , chính Nguyễn Công Hoan kể trong hồi ký : lúc còn nhỏ chưa biết chữ đã học nhiều thơ Tàu , nhiều câu ca dao.

Lại nhớ Nguyễn Tuân viết trong Tùy bút rằng lúc vui : Tôi huýt sáo tôi hat nhạc tây, tôi ngâm thơ Tàu cổ

Một lần nào đó với bạn bè tôi buột miệng : Người Tàu nghĩ ra những thứ độc dược chết người , và cái đó VN cũng bị lây. Chỉ có chỗ khác , họ lại nghĩ ra những thứ thuốc hoá giải mà lại không truyền cho mình hoặc mình không biết mà học theo. Thành thử cứ u mê mãi .

21-6-04
Mua cuốn Biên niên lịch sử về quan hệ Trung Việt 1945-60. Ngay trang đầu đã thấy ghi : Cụ Hồ , sáng 1945, đọc Tuyên ngôn độc lập , chiều ngồi viết thư gửi anh chị em Hoa Kiều đang sống trên đất Việt , hứa bảo đảm có chính sách đúng đắn

Một bài bút ký của NgPhan Hách viết về làng , kể chuyện Hội làng bao giờ cũng có một nhân vật là Bao Công .

Các ông to mang chuyện ký hiệp định biên giới với Trung quốc ra hạch nhau ( đợt Họp Quốc hội 7-14/6 / 04
Ông nào cũng thích nói rằng mình chống TQ để lấy tiếng và trong thực tế bắt tay với bọn TQ để kiếm lợi

3-9-04
Có lần tôi nói bừa : ca dao dân ca chỉ toàn từ thuần Việt . Ng Xuân Kính (chuyên về văn hoá dân gian ) nhắn , trong ca dao dân ca chữ Hán nhiều lắm . Nay lại có cảm tưởng ấy , về các làng quê , thấy đâu đâu cũng có dấu văn hoá TQ. Không có một vài chữ Hán trên đường, làng xóm không có cái vẻ cổ kính mà chỉ còn cái vẻ tầm thường thô lậu .
Cũng như các đài truyền hình địa phương đều đang sống bằng phim Trung quốc .

Đọc sách của Davis Landes Sự giàu và nghèo của các dân tộc . Đến đoạn TQ tiếp thụ văn hoá phương Tây , thấy nhấn mạnh người Tàu nghe chừng bảo thủ lắm , chẳng cần sự thật chỉ cần thấy mình là quan trọng …Thế nhưng trong thực tế , tôi có cảm tưởng người Trung quốc tiếp nhận phương Tây tốt hơn VN . (coi lịch sử )
Những thói xấu kia có vẻ dành cho VN thì đúng hơn ( trừ thói học lỏm thì VN hơn hẳn người )
Vậy thì liệu có thể nói : VN chính là cái phần dở kém hư hỏng của Tàu , dồn lại . Chính người Tàu có cái đó song họ đã thoát ra còn ta thì không thoát được .

Có lần xem phim , thấy sự đi lại ngoài đường ở Trung quốc đầu thế kỷ XX cũng lộn xộn . Hoặc vẫn nhớ anh Nhị Ca bảo dân Tàu hàng Buồm HN bẩn thượng hạng , có khi họ vừa ngồi trên bô vừa tiếp khách . Và họ chỉ cần ăn ngon thôi , chứ không cần ở .
Thế nghĩa là ta thuộc về cái phần lạc hậu hôm qua của họ .

!7-10-2004
Ông Trương Chính chết , một trong những người có nhiều duyên nợ với Tàu . Lại nhớ Bùi Văn ba kể rằng hồi Trung quốc đánh VN , các ông nhận lệnh trên phải viết bài chống Trung quốc . Trong buổi họp tổ , Tr Chính miả mai , có mà chống khối . Nhưng hôm sau báo Nhân dân đăng bài Tr. Chính rồi
Lần này , nhân Tr. Chính chết , Ng Hải Hà có bài nói về Tr Chính như một cây bút sắc sảo trong đó nói rằng Tr. Chính có lần đã phát hiện (?) Tư tưởng Duy tân ở Trung quốc có tính chất cải lương mà tư tưởng duy tân ở VN thì có tính chất cách mạng ( báo văn nghệ 16-10 -04)

Trong bài nói sự tiến hoá của VN về đường tinh thần…, PQ có lẽ là người đầu tiên viết trên mặt giấy rằng lẽ ra

Trên An nam tạp chí số ra 2-1-1931 có đăng bài Ng Xuân Dương giới thiệu một bài báo phân tích tư tưởng kinh tế ở phương đông và phương Tây , người dịch thấy ngay nói Tr quốc mà ra VN

Đọc cuốn Văn hoá chính trị VN , truyền thống và hiện đại (h. 1998) , Nguyễn Hồng Phong viết rằng “các tác phẩm truyền bá tư tưởng dân chủ tư sản và văn minh phương tây vào VN . Nhiều người VN lúc ấy đã nói các sách đó nói chuyện người Tàu mà nhiều chỗ trúng bệnh người mình lắm , làm cho hai mươi triệu dân VN phấn khởi” (tr167 )
SỐ TRUY CẬP online