Tác phẩm Kim Dung là một bách khoa toàn thư

Thu Hồng- Hương Lan
Trao đổi với Nhà lý luận phê bình văn học Vương Trí Nhàn
Tác phẩm Kim Dung là một bách khoa toàn thư

Cuối tháng 10 vừa qua, nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 của nhà văn Kim Dung, một hội thảo quốc tế về Kim Dung đã được tổ chức tại quê hương ông, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc, với sự tham gia của hơn 100 đại biểu đến từ nhiều nước trên thế giới, trong đó có nhà lý luận phê bình Vương Trí Nhàn. Ông mang về làm quà cho độc giả Việt Nam 2 kg... tham luận cùng đầy ắp những câu chuyện thú vị về con người và văn chương Kim Dung. Ông cho biết:
- ở Trung Quốc, giá trị tác phẩm Kim Dung đã được công nhận từ lâu và hội thảo tiếp tục ghi nhận những bước tiến trong nghiên cứu về Kim Dung. Điều thú vị là ở đây có cả hai luồng ý kiến: đồng tình và phản bác. Phía đồng tình cho rằng: nếu thừa nhận giá trị của những Tây du ký, Thuỷ Hử, Tam quốc chí thì cũng phải thừa nhận Kim Dung, bởi sức hút mãnh liệt của các tác phẩm và những nhân vật mang tính khái quát cao tồn tại lâu dài trong văn học Trung Quốc.
Theo họ, giá trị lớn nhất của tiểu thuyết Kim Dung nằm ở đâu?
- ở hai khía cạnh. Thứ nhất là khả năng phản chiếu thế giới hiện đại. Cho dù thế giới của Kim Dung không phải thế giới chúng ta đang sống, nhưng những nhân vật ông tạo nên như Nhạc Bất Quần, Đông Phương Bất Bại, Vi Tiểu Bảo... đều mang đậm dấu ấn của xã hội Trung Quốc nửa đầu thế kỷ 20. Đặc biệt, vấn đề tiêu biểu trong Kim Dung là sự lẫn lộn chính tà và đó cũng chính là điểm "nóng" của thế kỷ 20. Tại hội thảo, một vị giáo sư đã phát biểu một câu tôi rất thích: "Cái đáng sợ nhất là chính tà lẫn lộn và trong thế kỷ 20, nó rõ hơn bao giờ hết. Nhưng điều đó không phải một thảm hoạ mà là một sức mạnh của đời sống". Theo tôi, những vấn đề Kim Dung khắc hoạ chưa có trong thế giới cổ điển, mà đến thế kỷ 20 mới xuất hiện. Có lẽ khi ông viết, những biến động của xã hội Trung Quốc đ• tác động đến ngòi bút của ông, thúc đẩy trí tưởng tượng của ông.
Thứ hai là tính hiện đại. Về chất liệu, những câu chuyện của ông là chuyện cổ, nhưng về mặt vấn đề nó rất mới, rất gần gũi với thế giới hiện đại. Chỉ cần một ví dụ là võ thuật. Chúng tôi đã tìm hiểu về võ công Kim Dung và phát hiện ra những nét tương đồng với tư duy của vật lý lượng tử lại đưa ra khái niệm vật lý bất định: trong điều kiện này thì vật này có chất này, còn trong điều kiện khác nó có chất khác. Chính tư duy hiện đại làm cho võ thuật Kim Dung mở mẻ, lạ lùng và kỳ dị.
Riêng ông suy nghĩ thế nào về tác phẩm Kim Dung?
- Với tôi, tác phẩm Kim Dung là một bách khoa toàn thư về Trung Quốc, không chỉ về võ công mà từ vấn đề gảy đàn, uống rượu, thuốc, sự hình thành các môn phái Võ Đang, Thiếu Lâm... rồi mối quan hệ giữa Trung Nguyên với Tây Tạng, Tây Vực. Có thể nói, ông viết như một nhà nghiên cứu. Dễ hiểu vì sao, Trung Quốc có cả môn Kim học với nhiều trường phải khác nhau. Tôi đang cầm trong tay một tài liệu rất mới của Trung Quốc về những cuốn sách có ảnh hưởng lớn nhất thế kỷ 20, trong đó có 2 tác phẩm của Kim Dung là Xạ điêu anh hùng truyện và Lộc đỉnh ký. Ông Nghiêm Gia Viên, Chủ nhiệm khoa Văn học hiện đại Trung Quốc thuộc Đại học Bắc Kinh đã từng nói: Kim Dung đã làm thay đổi quan niệm về văn học "thông tục". Đến hội thảo, ông nói rõ hơn: "Tôi không nói Kim Dung là nhà cách mạng trong văn học- là những người phải vừa có lý luận, vừa có thực tiễn. Kim Dung không có lý luận, chỉ có thực tiễn thôi. Ông đã làm một cuộc cách mạng lặng lẽ"
Gần đây, có tờ báo Trung Quốc đ• liệt Kim Dung vào danh sách 20 "đại sư" của văn học Trung Quốc, xếp nhà văn này ngang hàng với Lỗ Tấn, Ba Kim, Mao Thuẫn, Lão Xá... và vì thế đã gây nhiều tranh cãi. Phe "phản bác" Kim Dung tại hội thảo hẳn không đồng tình với nhận định này?
- Đúng. Họ băn khoăn về việc ban đầu, Kim Dung viết tiểu thuyết võ hiệp thực ra là để kéo độc giả về cho tờ Minh Báo của mình hay tiểu thuyết Kim Dung nặng tính "giải trí"... Cái độc đáo của Kim Dung chính là ở chỗ đó. Không thể phủ nhận ông cũng như cũng không thể đặt ông vào một hệ thống của văn học Trung Quốc. Kim Dung vẫn là một "chiếu riêng". Có một điều tôi thấy thú vị. Cho dù là phản bác hay đồng tình thì tất cả đều rất... vui vẻ. Thậm chí khi Kim Dung bảo sẽ dành những năm cuối đời để sửa lại các tác phẩm, có người can: "Cụ cũng cao tuổi rồi, trí tưởng tượng không còn bay bổng như thời trai trẻ nữa, sửa lại là khó đấy". Kim Dung: "ừ, cũng có lý". Tôi nhạc nhiên vì mối quan hệ giữa họ rất tự tin và thoải mái.

" ở ta, Kim Dung nhiều người đọc, một số nhà nghiên cứu thích. Nhưng hình như, mọi người hơi... xấu hổ về sự yêu thích ấy của mình. Đặc biệt , các giáo sư đại học không ai tỏ ra quan tâm đến Kim Dung cả; trong khi ở hội thảo, tôi thấy một danh sách toàn các giáo sư đại học, phó viện trưởng... Các nhà nguhiên cứu Trung Quốc, những người được coi là "thông kim bác cổ", họ rất chú ý và tôn trọng nhu cầu đại chúng. Cái gì mà đại chúng thích thì họ sẽ dùng tất cả tài năng của mình để làm ra những sản phẩm chất lượng nhất phục vụ đại chúng. Và vì thế, từ một tác phẩm với mục đích "giải trí" lại trở thành một tác phẩm có giá trị. Kim Dung là một điển hình. Tôi nghe nói, các bạn trẻ là những người "nghiên cứu" về Kim Dung sôi nổi nhất. Họ rất hay "chat" về Kim Dung trên mạng. Có người khuyên tôi, nếu muốn hiểu Kim Dung ở Việt Nam thế nào, cứ vào mạng là rõ" - Nhà lý luận phê bình Vương Trí Nhàn.
SỐ TRUY CẬP online